Gói bánh chưng là nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Thế nhưng, ở phố Lẻ, thôn Khánh Mỹ, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà thì ngày nào cũng như là tết. Nhiều thanh niên nối nghề cha ông và khởi nghiệp bằng nghề truyền thống.
Gói bánh chưng là nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Thế nhưng, ở phố Lẻ, thôn Khánh Mỹ, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà thì ngày nào cũng như là tết. Nhiều thanh niên nối nghề cha ông và khởi nghiệp bằng nghề truyền thống.
Nguồn gốc của bánh Thuẫn không rõ ràng, tuy nhiên nó được coi là một món ăn và món ngon truyền thống của tỉnh Bình Định. Theo dân gian địa phương, bánh Thuẫn dựa trên sự tích về một cô gái tên là Bạch Thuận. Bạch Thuận tương truyền là một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn, người đã thiết kế chiếc bánh này để tặng cho du khách và bày tỏ lòng kính trọng. Tuy nhiên, không có thông tin chính xác về nguồn gốc lịch sử của bánh Thuẫn. Nó đã trở thành một món ăn truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ, và bây giờ nó là một biểu tượng ẩm thực đặc trưng của miền Trung Việt Nam.
Cách làm bánh Thuẫn không quá khó, nhưng bạn cần lưu ý cách pha và đánh bột sao cho đúng chuẩn. Dưới đây là một công thức làm bánh Thuẫn đơn giản và ngon nhất mà bạn có thể thử tại nhà.
• 300g bột bình tinh hoặc bột mì • 8 quả trứng gà • 450g đường • 40ml nước cốt gừng • 40ml nước cốt chanh • 50ml nước ép thơm • 1/2 thìa cà phê muối • 1 ống vani • 1 thìa bột nở • Dầu ăn
• Máy đánh trứng • Khuôn bánh thuẫn • Lò nướng hoặc bếp than
• Bước 1: Trộn bột bánh. Trộn 300g bột bình tinh hoặc bột mì với 1 thìa bột nở, rây hỗn hợp mịn rồi cho vào một chiếc âu. Đập 8 quả trứng gà cho vào một âu khác, thêm 1/2 thìa cà phê muối, dùng máy đánh trứng đánh bông lên. Tiếp theo, cho nước cốt chanh vào âu, đánh trong 3 phút rồi cho từ từ 450g đường vào âu, đánh đến khi trứng bông lên là được. Cho hỗn hợp bột, vani, nước cốt gừng, nước ép thơm vào trứng đã được đánh bông, khuấy cho hỗn hợp hòa quyện lại với nhau, để bột không bị lợn cợn.
• Bước 2: Nướng bánh thuẫn. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, bạn có thể nướng bánh theo một trong hai cách sau: • Bếp than: Nhóm lửa bằng than củi, đợi đến khi than cháy đỏ hồng thì cho khuôn lên trên bếp. Khi khuôn nóng thì phết dầu vào lòng khuôn sau đó đổ hỗn hợp bột bánh vào khuôn. Sau khoảng 3 phút thì bánh sẽ bắt đầu tỏa hương thơm. Bạn có thể dùng một tăm nhọn để kiểm tra bánh thuẫn chín hay chưa. Nếu đầu tăm không còn dính bột thì bánh đã chín. Cho phần bánh đã chín ra và tiếp tục thực hiện với phần bột còn lại đến khi hết bột.
• Lò nướng: Làm nóng lò ở mức nhiệt 200 độ C khoảng 5 phút. Phết một lớp dầu mỏng lên trên khuôn bánh sau đó cho bột vào khuôn. Đặt khuôn vào lò nướng, đặt 200 độ C thời gian 10 phút. Sau 10 phút kiểm tra độ chín bánh bằng tăm, nếu tăm khô thì bánh đã chín.
Bánh thuẫn khi chín có màu vàng đậm, nở xốp, không bị ngọt gắt, béo và thơm mùi trứng. Khi bánh nguội hoàn toàn, xếp bánh vào hũ thủy tinh hoặc cho vào túi kín để bảo quản.
Bánh Thuẫn được coi là biểu tượng của sự sung túc, an lành và hạnh phúc của một năm mới. Cách làm bánh Thuẫn không quá khó, nhưng bạn cần lưu ý cách pha và đánh bột sao cho đúng chuẩn. Bạn có thể thử làm bánh Thuẫn tại nhà theo công thức mà chúng tôi đã hướng dẫn, hoặc bạn có thể mua bánh Thuẫn ở các cửa hàng bánh truyền thống. Chúc bạn thành công!
Trong không khí rộn ràng của ngày Tết Việt Nam đang rất gần, Trung Tâm GDTX CHU VĂN AN tổ chức ngày hội " MỪNG ĐẢNG QUANG VINH - MỪNG XUÂN CANH TÝ ".
Ngày hội Xuân " MỪNG ĐẢNG QUANG VINH - MỪNG XUÂN CANH TÝ, là chủ đề được Trung Tâm đề ra và tổ chức nhằm nêu cao tinh thần của ngày TẾT cổ truyền Việt Nam, giúp các bạn học sinh tìm hiểu và phát huy phong tục tập quán của cha ông ta.
Bên cạnh đó, Trung Tâm GDTX CHU VĂN AN còn tổ chức hội thi gói Bánh Chưng, Bánh Tét với chủ đề " Nồi Bánh Nhân Ái ". Hội thi đã diễn ra rất thành công và tươi vui với sự hăng hái và nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Các nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng và đảm bảo chất lượng.
Thầy cô và các bạn học sinh thực hiện công đoạn gói bánh.
Thành phẩm là những đòn Bánh Chưng, Bánh Tét cực kỳ chất lượng.
Sau khi hoàn tất công đoạn gói bánh, quý thầy cô tiếp tục công đoạn nấu bánh.
Hoạt động của Trung Tâm là một trong những hoạt động tích cực và nhân văn, mang lại nhiều điều bổ ích giúp quý thầy cô và các bạn học sinh cùng nhau mang lại một không khí Tết vô cùng đầm ấm tại Trung Tâm GDTX CHU VĂN AN.
DU LỊCH CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC TP.HCM - DU LỊCH HỮU NGHỊ kính chúc quý thầy cô và các bạn học sinh năm mới Tết đến An Khang, Thịnh Vượng, Vạn Sự Như Ý.
Liên hệ: 0968.217.783 - 0938.989.155 (Hotline)
Website: https://dulichcongdoangiaoductphcm.com/
Facebook: https://www.facebook.com/Dulichcongdoangiaoduc/
Gói bánh chưng là nét đẹp truyền thống từ bao đời nay của người dân Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Không khí rộn ràng chuẩn bị gạo nếp, lá dong, lạt mềm… để gói bánh đã tạo nên hương vị tết không thể nào quên của mỗi người con đất Việt. Thế nhưng, ở phố Lẻ, thôn Khánh Mỹ, xã Phúc Khánh (Hưng Hà) thì ngày nào cũng là ngày tết bởi ngày nào người dân nơi đây cũng gói bánh chưng để phục vụ thực khách ưa chuộng loại bánh này.
Đặt chân đến phố Lẻ mọi người dễ dàng nhận thấy mùi bánh thơm nồng toả ra từ sự kết hợp của lá dong, gạo nếp cái hoa vàng cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt trong chiếc bánh chưng. Hương vị này đã tạo nên nét đặc trưng riêng của bánh chưng phố Lẻ mà không thể lẫn với bất kỳ nơi nào. Bà Nguyễn Thị Thắm là người làm bánh chưng cao tuổi nhất ở phố Lẻ cho biết: Năm nay tôi 85 tuổi nhưng gắn bó với nghề bánh chưng được 50 năm. Đây là một nghề vất vả nhưng ai cũng muốn gắn bó phần vì yêu nghề phần vì thu nhập chính của gia đình. Nếu là ngày thường các hộ phải thức dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị, còn đến dịp tết thì không kể ngày đêm, cả tuần thức trắng đêm không ngủ để gói bánh là chuyện bình thường. Ngày thường nhà bà Thắm chỉ gói khoảng 15kg gạo nhưng cứ đến dịp tết Nguyên đán bà gói từ một vạn bánh trở lên. Để có chiếc bánh ngon, người làm bánh phải cẩn thận trong từng công đoạn, trong đó bắt buộc gạo phải là gạo nếp cái hoa vàng, đỗ phải nấu chín, thịt phải là thịt ba chỉ. Tuy nhiên, điều khác biệt nhất là các nơi gói bằng đỗ sống thì ở phố Lẻ đỗ phải được đồ chín, cho gia vị rồi mới gói. Công đoạn luộc bánh cũng mất nhiều thời gian hơn, từ 6 - 10 tiếng mới được một nồi nên bánh rền, ngon và để được lâu hơn nơi khác.
Một trong những người gói bánh ngon nổi tiếng nhất ở phố Lẻ, bà Nguyễn Thị Thu Tỉnh cho biết: Bánh chưng là nghề truyền thống được các cụ truyền lại nên tôi đã kế thừa và luôn giữ lửa cho nghề phát triển. Để gói được chiếc bánh ngon đòi hỏi rất nhiều công đoạn cầu kỳ, lá dong phải chọn những chiếc lá còn tươi màu xanh, tàu lá còn nguyên vẹn không rách và rửa sạch sẽ, gạo phải ngâm đãi sạch, đỗ phải thổi dẻo rồi nắm lại, thịt thái ngang khổ, ướp gia vị. Người gói bánh phải biết kết hợp, pha trộn các nguyên liệu để tạo thành một chiếc bánh sao cho hài hòa, cân bằng. Một chiếc bánh cần phải kết hợp 2 lạng thịt, 1,2 lạng đỗ, 5 lạng gạo mới ngon hay như 10kg gạo cần xóc với 1 lạng muối để bảo đảm độ đậm đà của bánh. Nếu gói 1 cái bánh chỉ cần 3 phút nhưng khâu chuẩn bị mất rất nhiều thời gian như quá trình ngâm gạo phải mất từ 2 - 3 tiếng, đỗ ngâm 1 tiếng rồi nấu chín, đánh tơi, nắm lại thành quả đỗ, thịt thái xong ướp ngấm gia vị, hạt tiêu mới gói được. Điều đặc biệt là bánh chưng phố Lẻ chỉ gói bằng tay, tuy hình thức không đẹp như gói bằng khuôn nhưng bánh chặt hơn và rền hơn, chất lượng ngon hơn. Ngoài bánh chưng vuông, ở phố Lẻ còn nổi tiếng bởi chiếc bánh gù. Đây là sản phẩm nhỏ gọn, chỉ với 5.000 đồng/cái nhưng lại là sản phẩm được rất nhiều người yêu thích và hợp với khẩu phần cho bữa sáng. Theo bà Tỉnh, đời sống ngày càng cao thì nhu cầu dùng bánh chưng ngày càng nhiều. Nhiều thực khách truyền tai nhau về chất lượng của bánh đã giới thiệu bạn bè các tỉnh về đặt bánh ở đây, vì vậy thị trường tiêu thụ bánh chưng phố Lẻ không chỉ ở trong nước mà nhiều người còn mua mang sang cả nước ngoài để làm quà.
Người gói bánh chưng ở phố Lẻ không có ngày nghỉ, họ làm quanh năm bởi đây là nghề thu nhập chính. Hiện nay, ở phố Lẻ có hơn 10 hộ làm nghề bánh chưng, những ngày thường mỗi hộ gói trung bình từ 50 - 100 chiếc, còn dịp tết ở phố Lẻ đông vui như hội, nhà nào cũng huy động mấy chục người gói, mỗi ngày gói hàng nghìn chiếc, khách tấp nập ra vào đặt bánh. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh ở phố Lẻ khẳng định: Mỗi ngày bà gói khoảng 100 bánh vuông, 100 bánh gù và chỉ cần bày bán ở nhà và chợ là hết hàng bởi thương hiệu bánh chưng phố Lẻ vốn ngon nổi tiếng. Giờ đây không chỉ dịp tết mà bất cứ nhà ai có việc như đến ngày giỗ hay đám cưới người dân đều đặt hàng. Riêng nhà bà chỉ luộc bánh bằng bếp củi, gạo phải dùng gạo nếp cái hoa vàng, gói bằng lá dong ta và luộc 6 tiếng trở lên để bảo đảm độ rền của bánh. Vì thế, đến nay mặc dù đã 35 năm làm nghề nhưng nhà bà vẫn giữ được các mối hàng ở các nơi như Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng đến đặt hàng. Theo bà Oanh, để duy trì nghề này điều quan trọng nhất là phải yêu nghề và lấy chất lượng, chữ tín đặt lên hàng đầu.
Chị Nguyễn Thị Yến là một người con xa quê đang sống tại Bắc Ninh cho biết: Mỗi lần về quê, chiếc bánh chưng phố Lẻ không thể thiếu trong gói đồ lúc mang đi để làm quà cho mọi người. Hương vị của bánh rất đặc biệt, ăn rất dẻo, vừa miệng và đặc biệt là nhân đỗ trong bánh được quyện với thịt ba chỉ rất ngậy, thơm, khác hẳn với bánh những nơi khác. Vì vậy, mỗi lần về quê, người thân, bạn bè thường nhờ mua giúp để ăn và làm quà biếu.
Có thể nói, đây là món ăn, là hương vị mà ai đi đâu cũng muốn được thưởng thức, như một biểu tượng cho sự đoàn viên, sự đủ đầy. Khi thưởng thức bánh chưng, người ăn chỉ cần gỡ từng lớp lá dong đặt ra đĩa và sử dụng chính những chiếc lạt tre gói bánh để cắt thành 8 miếng. Trong không khí của những ngày tết, trên mâm cơm của mỗi gia đình Việt nói chung, ở phố Lẻ nói riêng đều không thể thiếu đĩa bánh chưng xanh, bởi nếu thiếu bánh chưng thì xem như thiếu đi một phần trọn vẹn của năm mới khởi đầu.