Flycam Thành Phố Thanh Hóa Ở Đâu Đẹp Nhất Việt Nam Nhất

Flycam Thành Phố Thanh Hóa Ở Đâu Đẹp Nhất Việt Nam Nhất

Vị trí thành phố Thanh Hóa trên bản đồ Việt Nam

Vị trí thành phố Thanh Hóa trên bản đồ Việt Nam

Bụi với các giáo viên đầy đủ đức và tài

Chuyên môn của các giáo viên tại Bụi là điều không thể bàn cãi. Các giáo viên đề được Bụi tuyển chọn một cách nghiêm ngặt. Đối với Bụi, không phải chỉ có chuyên môn cao là được, mà giáo viên còn cần phải biết cách truyền tải kiến thức, kỹ năng mình có đến các học viên một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất. Nhằm giúp cho tất cả mọi người có thể dễ dàng nắm vững được các nền tảng hội họa và ghi nhớ được về lâu về dài. Không chỉ vậy, giáo viên còn phải là những người có “đức”, tức là tận tụy với công việc, thân thiện và đồng cảm với học viên.

Các khóa học tại Mỹ thuật Bụi Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bụi đang triển khai dạy và học các khóa học như sau: Lớp vẽ căn bản chì Lớp vẽ căn bản màu Lớp vẽ chân dung Lớp vẽ phong cảnh Lớp màu nước căn bản Lớp vẽ ký họa Lớp vẽ sơn dầu Đây là những lớp học bao gồm cả cơ bản lẫn nâng cao, mọi người có thể lựa chọn học một hoặc nhiều khóa học tùy theo nhu cầu và mong muốn của bản thân mình nhé!

Mỹ thuật Bụi là dành cho tất cả mọi người

Đúng vậy, Bụi chào đón tất cả mọi người, miễn là bạn yêu thích và có hứng thú với hội họa. Tất cả mọi người ở đây chính là: người lớn và trẻ em, trẻ tuổi hay là các cụ già, đã biết hay hay chưa biết vẽ, có năng khiếu hay không,… Ai ai cũng có thể đến trung tâm dạy vẽ của Mỹ thuật Bụi tại Thành phố Hồ Chí Minh để học tập và phát triển bản thân. Hơn nữa, Bụi đối với mọi người không chỉ là một lớp học thường thức khô khan, Bụi còn là cầu nối giúp mọi người giao lưu học hỏi, kết bạn bốn phương, xây dựng cho mình các mối quan hệ lâu dài và bền vững.

Các cơ sở của Mỹ thuật Bụi tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mỹ thuật Bụi tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 6 chi nhánh trải dọc trên các quận của thành phố, cụ thể: Số 6 Đường số 6, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3 Số 84A Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1 (Hẻm 82 Võ Thị Sáu) Số 6/5 Trần Phú, Phường 4, Quận 5 Số 15/1 Tân Canh, Phường 1, Quận Tân Bình Số 720/16 – 720/18 u Cơ, Phường 14, Quận Tân Bình Số 6 Trần Quốc Tuấn, Phường 1, Quận Gò Vấp Số 36/53 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh

Với cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy, Bụi luôn tự tin là trung tâm dạy mỹ thuật hàng đầu Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Hotline: 028 999 555 05 Website: https://mythuatbui.edu.vn Fanpage: https://www.facebook.com/mythuatbui

Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương vừa được Quốc hội thông qua ngày 30/11.

Theo nghị quyết này, thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên hơn 4.900km2 và quy mô dân số hơn 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nghị quyết nêu, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra ảnh hưởng, sức bật mới cho địa phương này phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa.

Theo Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Thừa Thiên Huế luôn giữ vai trò, vị thế quan trọng, giúp kết nối 3 miền Bắc - Trung - Nam; có bề dày lịch sử, văn hóa, được hình thành và phát triển qua dòng chảy gần 720 năm của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế; chứa đựng tinh hoa, giá trị biểu trưng trí tuệ, văn minh của dân tộc.

Huế từng là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788-1801) và là nơi đóng đô của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (1802-1945).

Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh (Ảnh: Hoàng Quý).

Đề án xác định, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt, một trong những đô thị quan trọng của Việt Nam. Các di sản văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc đặc trưng của Huế mang tầm vóc lớn, đại diện cho một giai đoạn phát triển của dân tộc, có tính đặc trưng riêng so với các địa phương khác của cả nước cũng như các quốc gia khác.

Đề án nêu rõ, đây là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, thuộc 3 loại hình khác nhau, gồm di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, từng viết: "Huế là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, từ vùng đất biên viễn nổi danh là xứ "Ô Châu ác địa" biến thành trung tâm đô thị văn minh mới của người Việt trên con đường mở đất về phương Nam thế kỷ XVII-XVIII".

"Sức hấp dẫn lớn nhất của Huế là trải qua bao biến thiên lịch sử, thành phố vẫn bảo tồn được chân dung của một kinh đô, "một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị" với hàng trăm công trình tinh vi, tuyệt mỹ, phong phú, đa dạng. Đó chính là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù của Huế, nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước", Giáo sư, Tiến sĩ Trương Quốc Bình, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) mô tả trong một cuộc hội thảo.

Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di sản Huế đã đến mức bền vững (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá, đô thị Huế là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị.

Nhờ vậy, theo vị này, Huế còn được biết đến với các danh hiệu: một điểm đến 8 di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hóa ASEAN, thành phố bền vững môi trường ASEAN, thành phố du lịch sạch ASEAN và thành phố Xanh quốc gia.

"Trong không gian đô thị dành cho di sản, văn hóa, quần thể di tích đã được UNESCO công nhận, mọi thứ vẫn còn vẹn nguyên với thời gian. Những công trình kiến trúc lịch sử ngày càng được làm đẹp hơn, giúp cho bức tranh văn hóa, di sản đất cố đô thêm hoàn hảo", ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề Huế cần phải giải quyết, trong đó thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Ngọc Hiếu).

"Trong định hướng bảo tồn, phát triển và sự cân bằng giữa hai khái niệm đó, Thừa Thiên Huế đã và đang thay đổi. Những gì thuộc về di sản, chúng tôi giữ gìn, tôn tạo để phát triển một không gian đô thị xanh, sinh thái độc đáo bên cạnh dòng sông Hương.

Không gian đô thị đó được xem là giá trị đặc biệt hiếm có của thế giới. Rất nhiều người khẳng định, người Huế quá may mắn được sống và hít thở trong bầu không khí đậm màu sinh thái văn hóa, niềm ước ao của tất cả các quốc gia phát triển trên phạm vi toàn cầu", ông Phương cho hay.

Huế đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh: Đình Hoàng).

Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, mô hình thành phố trực thuộc Trung ương được định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc. Huế sẽ phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa.

"Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa cũng là một thách thức. Câu chuyện về Thừa Thiên Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại", ông Phương nói.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong quá trình phát triển, địa phương luôn chú trọng quy hoạch phát triển đô thị, định hình, xác định rõ các không gian phát triển, khu vực dồn nén đô thị, bảo vệ cảnh quan, di sản, cũng như vùng tập trung phát triển các khu chức năng.

Theo ông Phương, Huế đã quy hoạch, xây dựng được các không gian đô thị, không làm ảnh hưởng đến khu vực có di tích. Việc này nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Dự án đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (Ảnh: Vi Thảo).

Cũng theo người đứng đầu chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở định hình phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, Huế huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại. Các dự án trọng điểm, như tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài,... được tập trung đẩy nhanh tiến độ, tạo sự lan tỏa, kết nối, mở ra không gian, động lực phát triển mới.

Đặc biệt, theo ông Phương, Thừa Thiên Huế tập trung hoàn thành đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị…; tiếp tục triển khai các dự án trùng tu, bảo tồn di tích cố đô Huế, di tích xuống cấp nghiêm trọng.

"Tỉnh tăng cường huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp phù hợp với lợi thế của địa phương; xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng", ông nói.

Huế nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây với hệ thống giao thông khá đồng bộ (Ảnh: Vi Thảo).

Theo Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương của Chính phủ, Thừa Thiên Huế được xác định là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây, nằm giữa Hà Nội và TPHCM, hai trung tâm kinh tế phát triển nhất đất nước. Cùng với Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế có vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,…

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn, đặc sắc của cả nước.