Hoàng Huynh Đản Thát

Hoàng Huynh Đản Thát

Tác phẩm điện ảnh Hoa ngữ quy tụ đông đảo dàn diễn viên chính của loạt phim xã hội đen đình đám năm xưa. Điều này khiến người xem không khỏi bồi hồi.

Tác phẩm điện ảnh Hoa ngữ quy tụ đông đảo dàn diễn viên chính của loạt phim xã hội đen đình đám năm xưa. Điều này khiến người xem không khỏi bồi hồi.

Hoài niệm về những ‘Người trong giang hồ’

Tạm chưa bàn tới chất lượng của Huynh đệ hoàng kim, bộ phim thu hút sự chú ý từ phía công chúng bởi màn tái xuất của dàn diễn viên chính trong loạt phim xã hội đen đình đám thập niên 1990 của điện ảnh Hong Kong.

Trải qua 6 tập chính và nhiều phần ngoại truyện mở rộng khác, Người trong giang hồ của đạo diễn Lưu Vỹ Cường dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của tác giả Ngưu Lão đã trở thành hiện tượng không chỉ tại quê hương, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến khán giả trẻ Việt Nam đương thời.

Những câu chuyện xoay quanh các thành viên trẻ của băng Hồng Hưng đầy nhiệt huyết giang hồ, đầy nghĩa khí huynh đệ làm bật lên khí thế hừng hực của tuổi trẻ. Tại đó, họ có thể bất chấp tất cả vì anh em. Lần lượt Trần Hạo Nam, Gà rừng, Đại Thiên Nhị, Bao Bì, Đầu bụ có thuở là hình mẫu thần tượng của biết bao thanh thiếu niên trẻ tuổi.

Gần 20 năm sau, dàn diễn viên chính của loạt phim năm xưa mới có dịp tái ngộ tương đối đầy đủ. Do “Đầu bự” Tiền Gia Lạc chỉ đạo thực hiện, điểm nhấn lớn nhất của Huynh đệ hoàng kim chính là sự hoài niệm và lời tri ân đến tinh thần của loạt Người trong giang hồ ngày trước.

Không còn là xã hội đen ngày đêm bàn mưu tính kế, đánh giết bất cần để lấy số, tranh đoạt địa bàn, nhóm năm người trong Huynh đệ hoàng kim giống như sự kết hợp giữa The Expendables và Fast & Furious.

“Năm anh em trên một chiếc Hummer” cũng bừng bừng khí thế, nhưng nay trở nên mạnh mẽ hơn, chuyên nghiệp hơn, hành động đẳng cấp hơn, với mục tiêu cao thượng hơn. Tình nghĩa huynh đệ cũng không đơn thuần là nghĩa khí giang hồ. Họ nay giống như gia đình thực thụ, nơi mọi người cùng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Trong đó, Sư Vương của Trịnh Y Kiện vẫn là đại ca điển trai, phong độ giống như Trần Hạo Nam khi xưa. Hỏa Sơn của Trần Tiểu Xuân vẫn đầy nhiệt thành, đa cảm, và có phần bốc đồng không khác Gà rừng là bao

Các nhân vật còn lại mỗi người một cá tính, một vai trò chuyên biệt, đóng góp vào sự phong phú của toàn đội, và giúp tạo ra bức tranh trọn vẹn về hội năm anh em cao thủ làm gì cũng có nhau.

Mối nối gắn kết cả năm người là nhân vật ông Tào - người nuôi dạy họ nên người. Người này giống như thủ lĩnh tinh thần cho cả đội, với hàng loạt lời khuyên hữu ích về cách sống, về tình cảm gia đình nói chung và tình nghĩa huynh đệ nói riêng.

Tăng Chí Vĩ thể hiện hình tượng người cha nuôi tương đối thành công và trọn vẹn, giúp truyền cảm hứng và tạo nên động lực hành động hiệu quả cho các nhân vật.

Hành động mãn nhãn bù đắp cho kịch bản sơ sài

Tập trung ưu tiên khai thác tình nghĩa huynh đệ với tinh thần hoài niệm cao, Huynh đệ hoàng kim thực tế có câu chuyện rất đơn giản, khuôn mẫu, và dễ đoán. Sau khi giới thiệu nhóm năm anh em cho khán giả, bộ phim đem đến một nút thắt bất ngờ ở đoạn giữa, hé lộ nhân vật phản diện chính thực sự của tác phẩm.

Từ đây, khán giả kỳ vọng rằng bí mật xoay quanh hoàn cảnh và mối quan hệ giữa các nhân vật sẽ dần trở nên rõ ràng hơn. Song, kịch bản của bộ phim lại tỏ ra lười biếng khi gần như không còn đem tới thêm điều gì mới mẻ hay bất ngờ.

Nửa sau của Huynh đệ hoàng kim có diễn biến đơn điệu, ít cao trào hay điểm nhấn xung đột đặc sắc. Bản thân mục tiêu, hoàn cảnh và lý tưởng của các nhân vật cũng không có thêm nét phát triển nào đáng kể.

Bù lại cho phần kịch bản sơ sài, mảng hành động của Huynh đệ hoàng kim được thực hiện khá tốt. Bộ phim đem đến nhiều trường đoạn hành động dài hơi, đa phong cách, với chất lượng thực hiện không hề thua kém các tác phẩm cùng loại của Hollywood.

Khán giả lần lượt có cơ hội thưởng lãm pha đột nhập vào trung tâm hội nghị giữa sa mạc cùng màn đánh cướp xe chở vàng đậm chất Fast and Furious, rồi trường đoạn đua xe truy sát giữa Fukuoka đầy hư cấu do lợi dụng kỹ xảo máy tính, nhưng rất kịch tính và đẹp mắt.

Nam diễn viên lão làng Yasuaki Kurata góp mặt và đem đến cho khán giả một màn giao đấu tay đôi tuy ngắn nhưng đủ đặc sắc, đúng theo phong cách phim xã hội đen Hong Kong kiểu cũ.

Và cuối cùng, điểm nhấn lớn nhất của tác phẩm là trường đoạn đột kích vào đầu não phản diện kịch tính, mãn nhãn, với những cảnh cháy nổ, đấu súng ác liệt đậm chất Michael Bay, cũng như hàng loạt pha bắn giết, tả xung hữu đột ác liệt theo phong cách Biệt đội Đánh thuê.

Có lẽ đã lâu lắm rồi khán giả yêu điện ảnh Hong Kong mới có dịp trải nghiệm tinh thần hoài niệm giàu cảm xúc như khi theo dõi Huynh đệ hoàng kim. Tuy bộ phim còn mắc nhiều thiếu sót về mặt kịch bản, nhưng tình huynh đệ giữa các nhân vật cùng phần hành động mãn nhãn là quá đủ để níu chân người xem đến phút cuối cùng.

Những đề thi đánh đố cả người lớn

01:32 21/5/2013 01:32 21/5/2013 Đời sống Đời sống

Đề bài kiểu đánh đố, câu hỏi một đằng đáp án một nẻo cùng với cách dạy - học rập khuôn, máy móc khiến nhiều phụ huynh nhập vai cùng học với con đã lắc đầu chịu thua: “Người lớn còn phải vò đầu bứt...

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột

Đại lễ Phật đản hay là ngày kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Đây là lễ hội lớn của những người theo đạo Phật và những người mến mộ đạo Phật cũng như cộng đồng.

Đại lễ Phật đản là dịp không chỉ để tôn vinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà còn là dịp để ôn lại cuộc đời của Đức Phật trên phương diện một con người lịch sử cùng những lời dạy của ngài.

Theo lịch tổ chức hoạt động trong đại lễ Phật đản được các chùa công bố đến người dân, Phật tử, các hoạt động dịp đại lễ được tổ chức từ ngày mùng 8.4 đến ngày 15.4 âm lịch.

GHPGVN TP.HCM tổ chức đại lễ Phật đản tại Việt Nam Quốc Tự sáng 22.5

Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An cho biết, trong kinh văn không nói chuyện cụ thể là Đức Phật đản sinh ngày nào, mà chỉ viết là ngày trăng tròn tháng Vesak.

Theo thượng tọa, ngày trăng tròn tháng Vesak là tháng 2 của Myanmar, là tháng 6 của Thái Lan, Lào, trùng với tháng 5 dương lịch. Ngày trăng tròn cũng không ước lượng chính xác ngày nào, mà chỉ là ước lệ nên có sự chênh lệch.

Bên cạnh đó, sự chênh lệch lịch sử trên 3.000 năm nên ngày Phật đản chính xác là ngày mùng 8.4 hay 15.4 âm lịch cũng không được xác định rõ ràng. Thay vào đó, hiện nay, Phật đản không còn là 1 ngày mà GHPGVN tổ chức thành mùa Phật đản, kéo dài từ mùng 8.4 đến 15.4 âm lịch.

Quý tăng ni tham gia đại lễ Phật đản

Theo viện chủ tu viện Khánh An, ở góc độ lý luận khác, Phật giáo Nam truyền gọi lễ Phật đản là đại lễ Vesak – tháng Vesak của Ấn Độ cũng được gọi là lễ tam hợp (tháng Đức Phật ra đời, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết bàn cùng trong tháng Vesak).

Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền cho rằng Đức Phật ra đời vào tháng 4, Đức Phật nhập Niết bàn vào tháng 2 âm lịch và thành đạo vào tháng chạp. Do vậy, người ta lấy ngày mùng 8.4 là ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tuy nhiên, từ năm 1950, Hội Liên hữu Phật giáo thế giới đã công nhận ngày trăng tròn tháng 4 là ngày Đức Phật ra đời. Từ đó, Phật giáo Việt Nam lấy ngày trăng tròn tức là ngày rằm tháng 4 là ngày quyết định cho sự kiện này.

Thượng tọa Thích Trí Chơn cho hay, trong nguyên bản của bài kinh, khi Đức Phật bước xuống đi 7 bước có 7 hoa sen thì hoa sen biểu trưng cho sự thuần khiết; bên cạnh đó, 7 bước đi cũng thể hiện chân lý lời dạy của Đức Thế Tôn vượt qua không gian (đông, tây, nam, bắc) và vượt thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai). Những lời dạy của ngài không bị lỗi thời theo năm tháng.

Đó cũng là lý do là giáo lý của Đức Thế Tôn thì chỉ có 1, nhưng những người xuất gia tu hành, hôm nay đọc thì hiểu và cảm nhận thế này, nhưng ngày mai khi thời thế khác, cuộc sống biến động, đọc lại thì vẫn có những cảm nhận mới.

Các chùa, tu viện trang trí cờ dịp đại lễ Phật đản

Ngoài ra, 7 bước chân của Đức Phật cũng có ý nghĩa là ngài đã đi qua hết cả lục đạo luân hồi gồm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la, quỷ thần, trời.

Ngày nay, đại lễ Phật đản thường được tổ chức ngay trong trụ sở của Liên Hiệp Quốc vì đạo Phật là biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc, an lạc, không có bóng dáng chiến tranh. Tất cả những gì chúng ta đang làm: hòa bình, hạnh phúc, an lạc, cảm thương, tình thương, từ bi đều giúp nâng cao giá trị đạo đức tâm linh.

"Ngày lễ Phật đản với hình ảnh Đức Phật sáng chói trong trái tim mỗi người như lời nhắc nhở, là dịp để chúng ta hoàn thiện chính mình... góp phần vào cuộc đời tươi đẹp", thượng tọa Trí Chơn chia sẻ.