Học Sư Phạm Tiếng Anh Có Tốt Không Voz F C P F

Học Sư Phạm Tiếng Anh Có Tốt Không Voz F C P F

Không chỉ nổi tiếng với môi trường học tập năng động cùng các môn học đặc sản như Vovinam hay Nhạc cụ dân tộc, Đại học FPT còn xây dựng cho sinh viên một nền tảng ngoại ngữ vững chắc khi đưa tiếng Anh vào chương trình học bắt buộc ngay từ năm nhất. Nhiều bạn học sinh vốn khá sợ tiếng Anh ngay từ những năm cấp 3 nhưng sau khi trải qua những tháng ngày “chơi” cùng tiếng Anh ở trường F đã hoàn toàn tự tin sử dụng tiếng Anh trong học tập và công việc. Bí quyết gì đã giúp các bạn vượt qua trở ngại tiếng Anh? Hãy cùng nghe chia sẻ từ chính các bạn sinh viên Trường F nhé!

Không chỉ nổi tiếng với môi trường học tập năng động cùng các môn học đặc sản như Vovinam hay Nhạc cụ dân tộc, Đại học FPT còn xây dựng cho sinh viên một nền tảng ngoại ngữ vững chắc khi đưa tiếng Anh vào chương trình học bắt buộc ngay từ năm nhất. Nhiều bạn học sinh vốn khá sợ tiếng Anh ngay từ những năm cấp 3 nhưng sau khi trải qua những tháng ngày “chơi” cùng tiếng Anh ở trường F đã hoàn toàn tự tin sử dụng tiếng Anh trong học tập và công việc. Bí quyết gì đã giúp các bạn vượt qua trở ngại tiếng Anh? Hãy cùng nghe chia sẻ từ chính các bạn sinh viên Trường F nhé!

Chị có cho rằng các bạn sinh viên phải du học về giảng dạy tiếng Anh không hay chỉ cần học trong nước là đủ? Vì sao?

Mình nghĩ đi du học sẽ là lợi thế khi giảng dạy vì mình có thể chia sẻ và truyền cảm hứng cho sinh viên về trải nghiệm của mình. Tuy nhiên, đó không phải yếu tố bắt buộc. Những bạn học tốt trong nước, có tố chất, phẩm chất giáo dục tốt và có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống vẫn có thể truyền dạy được cho học sinh và giảng dạy tiếng Anh hiệu quả.

Các bạn sinh viên có nhất thiết phải sở hữu chứng chỉ TESOL hoặc điểm TOEFL/ IELTS cao thì mới được các trung tâm ngoại ngữ tuyển dụng? Nếu có thì chị có thể gợi ý một số nơi đào tạo TESOL/TOEFL/IELTS uy tín tại Việt Nam và cả nước ngoài?

Mình thấy có nhiều bạn trẻ không có các chứng chỉ trên nhưng vẫn có thể trúng tuyển vào giảng dạy hay đi lên từ việc làm trợ giảng. Đúng là bằng IELTS 8.0 giúp mình rất nhiều trong quá trình tuyển dụng vào các trung tâm ngoại ngữ. Hiện nay mình cũng mong muốn tham gia học TESOL/CELTA hoặc một số chứng chỉ khác để xây dựng thêm nền tảng nghề nghiệp cho mình.. Theo mình  những chứng chỉ đó sẽ giúp hồ sơ của mình vững hơn, tăng khả năng trúng tuyển, và có thể thương lượng được mức lương cao hơn.Tuy nhiên, với mình thì mục đích chính tham gia học những chứng chỉ nên là để xây dựng chất lượng ngoại ngữ và giảng dạy tốt hơn cho bản thân, thay vì là để tăng khả năng trúng tuyển vào một nơi nào đó. Với kiến thức và chất lượng tốt, bạn giữ quyền chủ động chọn nơi phù hợp với mình, thay vì chờ để được chọn.

Các bạn sinh viên bắt buộc phải có tố chất gì nếu muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Anh?

Theo mình thì các bạn cần có lòng yêu nghề, quan tâm tới học sinh (có tâm), có khả năng ngôn ngữ tốt và tư tưởng cầu tiến không ngừng hoàn thiện khả năng giảng dạy  và phát triển mình để cùng phát triển với học sinh.

Những “bệnh nghề nghiệp” trong nghề này theo chị là gì?

Đôi khi mình thích giảng dạy cho những người không phải học sinh của mình trong khi họ không thực sự muốn nghe! (Cười)

Bật mí cách sinh viên trường F học tiếng Anh

Bật mí cách sinh viên trường F học tiếng Anh

“Những giờ học Tiếng Anh tại ĐH FPT thực sự mới lạ với môi trường trải nghiệm 100% tiếng Anh, được học với giảng viên bản xứ, học hát, tranh biện bằng tiếng Anh … khác hẳn với các chương trình tôi được học trước đó”. Đây là chia sẻ của một trong những sinh viên năm nhất ĐH FPT khi được học tập theo mô hình nước Anh thu nhỏ.

Tiếng Anh là một trong những chiếc chìa khóa để mở cánh cửa thế giới, nhất là trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay. Nhưng không phải ai cũng có thể tự tin giao tiếp, tự tin hội nhập có thể do phương pháp học, hoặc do bạn chưa có môi trường để rèn luyện.

Với mong muốn đưa sinh viên trở thành những công dân toàn cầu, sinh viên Đại học FPT sẽ được tham gia tối đa 6 mức học tiếng Anh dự bị (2 tháng/mức) tuỳ từng trình độ để có thể theo học chương trình chính khoá được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Kể từ năm 2018, mô hình nước Anh thu nhỏ (The Little UK) được triển khai tại Đại học FPT đã mang đến môi trường học tập, trải nghiệm với chương trình quốc tế cập nhật và hiệu quả nhất cho các bạn sinh viên.

Bạn Nguyễn Văn Huy – Sinh viên K14 – ĐH FPT chia sẻ “Với những người bắt đầu từ con số 0 như mình thì mới đầu tiếp cận với chương trình khá khó khăn vì lên giảng đường 100% đều phải giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhưng cũng chính điều đó khiến mình phải đầu tư, dành thời gian chuẩn bị ở nhà thật nhiều để lên lớp học tốt hơn. Tính tự học cũng được đẩy cao. Và “mưa dầm thấm lâu” cái gì rồi cũng quen. Với cách dạy tận tình và chuyên nghiệp từ các thầy cô thì giờ đây tôi đã có một vốn tiếng Anh đủ để giao tiếp. Mình thấy Little UK – ĐH FPT tạo cho sinh viên khả năng giao tiếp rất tốt mà đôi khi ngay cả những người Ielts 6.5 cũng không nói chuyện với người nước ngoài một cách trôi chảy.”

Thay vì những phương pháp học theo kiểu truyền thống giáo viên đứng lớp giảng ngữ pháp, ghi từ vựng và người học chỉ việc ngồi dưới ghi, ít được thực hành thì đến với mô hình tiếng Anh tại ĐH FPT, sinh viên được trải nghiệm muôn vàn điều học tập mới lạ mà trước giờ chưa từng có. Đó giao tiếp trực tiếp với các thầy cô nước ngoài, thực hành nói với bạn cùng lớp, làm việc nhóm, kết nối với thế giới, học hát tiếng anh, giao lưu với người nổi tiếng … trên môi trường 100% tiếng Anh.

“Những cách mà học sinh được học ở đây là tiếp thu, hiểu ngôn ngữ, hiểu văn hóa chứ không đơn giản là học để chào hỏi, biết ngữ pháp. Chúng tôi tối đa hóa thời gian để sinh viên tự thực hành và tương tác với nhau. Sinh viên càng giao tiếp thì sẽ học được càng nhiều. Nhưng do các bạn đã quen với những cách học trước là giáo viên nói, học sinh nghe nên là công việc của giáo viên chúng tôi thật sự ở đây chính là thúc đẩy các bạn làm việc cho chính mình chứ không phải đơn thuần là dạy. Từ đó sinh viên có thể phát triển tình yêu học tập và hiểu những gì họ muốn và thúc đẩy bản thân, không chỉ cho việc học mà còn cho tương lai.” – Cô Nguyễn Thùy Linh, Giảng viên Little UK – ĐH FPT chia sẻ.

Theo khảo sát hầu hết các sinh viên trước đó chưa từng nói chuyện và ngại tiếp xúc với người nước ngoài, hầu như tất cả trong đầu chỉ là ngữ pháp và những từ vựng hay hội thoại phải dịch sang tiếng Việt thì mới có thể hiểu được. Nhưng học ở đây thì khác. Các thầy cô sẽ tạo điều kiện để bắt chuyện với sinh viên hằng ngày, các bạn sẽ được bắt cặp với nhau để trò chuyện hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mục đích là để sinh viên có thể tự tin hơn trong giao tiếp, biết ứng xử với mọi tình huống, ứng dụng được trong cuộc sống dễ dàng mà không bị phụ thuộc vào tiếng Việt.

Bạn Hoàng Sơn, sinh viên K14 – ĐH FPT hào hứng: “Trước đây tiếng Anh của em học trên lớp điểm rất tốt, nhưng khi bước ra ngoài xã hội thì lại không ứng dụng được. Rõ nhất là nhà buôn bán, thỉnh thoảng gặp người nước ngoài thì em không biết nói gì, lại chạy vào trong nhà trốn! (cười). Nhưng sau 4 tháng học tại Đại học FPT, giờ đây em đã tự tin hơn rất nhiều, em đã có thể giao tiếp hằng ngày được với người nước ngoài và chủ động hơn trong việc kết bạn.”

Ngoài những giờ lên lớp với giảng viên, mỗi tuần ở Little UK – Đại học FPT đều tổ chức 1 hoạt động để sinh viên các lớp có thể kết nối với nhau. Sinh viên sẽ được học ở Community Room (Phòng cộng đồng). Mỗi buổi là mỗi chủ đề khác nhau như tiếp xúc với hát, nhảy, vẽ tranh, chụp ảnh, lắp ráp chế tạo… Tất cả sẽ được làm việc theo nhóm ngẫu nhiên và các thành viên sẽ phải sử dụng tiếng Anh để giải quyết vấn đề.

Bạn Lê Thành Vượng – sinh viên K14 – ĐH FPT cho biết “Mình cực thích những giờ học ở “Activity Class” vì nó rất vui, giải trí. Mình có thêm nhiều bạn mới ở các lớp khác nhau, hòa nhập với cộng đồng, cùng nhau làm việc nhóm không bị áp lực bởi vừa học vừa chơi rất thú vị.”

Hơn thế nữa, Community Room cũng chính là nơi diễn ra những trận debate (tranh biện) đầy kịch tính giữa các đội ở các lớp với nhau. Debate là phần học không thể thiếu đối với sinh viên học ở Little UK – Đại học FPT. “Nếu bạn nghĩ tiếng Anh mình giỏi, đứng lên mà tranh luận với thế giới” là câu nói thúc đẩy sinh viên đến với debate nhanh nhất.

Điểm số chỉ là phần nhỏ, bạn tiếp thu và áp dụng được bao nhiêu mới là quan trọng

Học ở đây bạn phải quen dần với việc nói không với phao thi, gian lận… vì việc kiểm tra, thi cử cực kì nghiêm túc. Đó là cách để các thầy cô nắm bắt tình hình sinh viên, xem bạn chưa tốt chỗ nào, từ đó đề ra các phương pháp khác nhau để giúp sinh viên cải thiện và tiến bộ.

“Ban đầu mình rất ghét hình thức kiểm tra ở đây vì giám thị trông khó thế này lấy đâu ra điểm cao. Nhưng rồi dần dần mình nhận ra rằng mình bị điểm không được như ý muốn là vì mình chưa cố gắng hết sức, Giảng viên trông thi khó là muốn để mình “tự lực cánh sinh”, từ đó qua mỗi lần kiểm tra mình thấy được mình bị thiếu hụt kiến thức chỗ nào để cố gắng trau dồi thêm để những bài kiểm tra sau không còn “Giá mà… Phải chi… Ước gì…” – Bạn Nguyễn Phương Hoa, sinh viên K14 – ĐH FPT thú nhận.

Sinh viên ĐH FPT đã hưởng lợi rất nhiều từ mô hình học tiếng Anh mới này. Kết thúc năm đầu, các bạn sẽ bước vào chương trình học chính khoá với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cùng nền tảng tiếng Anh vững chắc, kiến thức, kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập, hoạt động trong 4 năm sinh viên các bạn sẽ tự tin và hội nhập toàn cầu.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC FPT 2021

Chị Nguyễn Hiền Linh tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Kinh doanh quốc tế và Phát triển bền vững của trường Đại học London Metropolitan University và có bằng Cử nhân ngành tiếng Anh Thương mại của trường Đại học Ngoại thương Hà Nội . Tuy ngành học thuộc về lĩnh vực Kinh doanh và đã làm việc hai năm tại London trong lĩnh vực doanh nghiệp nhưng hiện tại chị Linh vẫn gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Anh nói riêng và lĩnh vực Giáo Dục nói chung. Các bạn hãy cùng HCVN lắng nghe những chia sẻ chân thành của chị về việc làm trái ngành thông qua bài phỏng vấn dưới đây nhé!