Tác hại của ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi càng nhỏ, mức độ nguy hiểm sẽ càng nặng nề hơn.
Tác hại của ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi càng nhỏ, mức độ nguy hiểm sẽ càng nặng nề hơn.
Các chất gây ô nhiễm không khí đã được chứng minh là có khả năng gây độc cho gan, làm nặng thêm tình trạng viêm gan và tích tụ chất béo như các hạt thải diesel, bụi mịn… Gan là bộ phận chuyển hóa và thải độc của cơ thể.
Khi lượng chất ô nhiễm cao và tiếp xúc kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, làm tổn thương các tế bào gan. Từ đó, nguy cơ gây ra các bệnh về gan ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Các chất gây ô nhiễm sinh ra trong không khí bao gồm carbon monoxide, nitơ oxit, sulfur dioxide, ozone, chì và các hạt bụi mịn. Do đó, hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí có thể làm tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do bệnh tim, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim.
Nguy cơ sức khỏe này có thể xảy ra do các chất ô nhiễm làm thúc đẩy tình trạng rối loạn chức năng mạch máu, viêm, stress oxy hóa, hình thành cục máu đông và tăng huyết áp. Ngoài ra, ozone và bụi mịn có thể kích thích phản xạ thần kinh phổi khiến nhịp tim bất thường.
Tình trạng ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kháng insulin và tiểu đường tuýp 2. Nồng độ cao của các bụi mịn làm suy yếu khả năng chuyển hóa năng lượng và cân bằng nội môi glucose. Điều này còn làm tăng tình trạng viêm ở các cơ quan đáp ứng với insulin – yếu tố gây tiểu đường tuýp 2, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó, tác hại gây ô nhiễm môi trường có thể làm tăng chỉ số khối cơ thể ở trẻ em. Các chất ô nhiễm không khí có khả năng kích hoạt tình trạng viêm, làm thúc đẩy bệnh tiểu đường và lưu trữ chất béo. Ngoài ra, một số chất gây ô nhiễm có thể gây rối loạn nội tiết tố (ví dụ: PCB, BPA và phthalates), ngăn chặn hoạt động của tuyến giáp và gây tăng cân.
Những hậu quả của ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng da. Khi tiếp xúc với các hạt trong không khí có thể làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da, đặc biệt là các đốm sắc tố và nếp nhăn. Vì thế, người dân thành phố ở nơi bị ô nhiễm cao có xu hướng mắc bệnh viêm da dị ứng và nổi mề đay nhiều hơn so với những người sống ở khu vực nông thôn.
Các tổn thương trên da có thể do nhiều chất ô nhiễm đi qua da, kích hoạt phản ứng viêm và kích thích sản xuất melanin từ melanocytes gây sạm da. Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương da do tiếp xúc với chất ô nhiễm cũng làm tác động đến collagen, làm xuất hiện nếp nhăn trên da.
Bạn cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe và môi trường bằng sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc thực vật. Bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm bằng nhựa tái chế nhằm giảm thiểu rác thải cho môi trường.
Những nguy cơ sức khỏe từ môi trường hiện nay lại càng trở nên cấp bách hơn trong mùa dịch bệnh COVID-19 khi sức đề kháng bị suy yếu. Vì thế, thói quen dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh cá nhân sạch sẽ chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn luôn khỏe mạnh.
Ô nhiễm đất chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp gây ra, cụ thể là tro than, nước thải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào mức độ sử dụng hóa chất và công nghiệp hóa.
Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người là gây ra ung thư nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng dầu. Thường xuyên tiếp xúc với benzene có thể gây bệnh bạch cầu, Cyclodienes và thủy ngân sẽ gây tổn hại cho thận và một số ảnh hưởng khác như gan nhiễm độc, tắc nghẽn thần kinh cơ, nhẹ hơn thì gây nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc phát ban…
Hệ sinh thái trong tự nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng không kém. Những chất độc trong đất có thể giết chết các vi sinh vật, làm rối loạn chuỗi thức ăn, lâu dài gây ảnh hưởng đến tất cả động vật ăn thịt và cả động vật ăn cỏ.
Tác hại của ô nhiễm môi trường đất còn làm thay đổi quá trình chuyển hóa của thực vật, làm giảm năng suất cây trồng đồng thời khiến đất trở nên tồi tệ hơn.
Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thay thế gen thực vật để thay thế thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, giảm thiểu thuốc trừ sâu…
Vứt rác thành đống và không được xử lý sẽ tạo ra các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm có hại cho sức khỏe
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc con người đưa hóa chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.[1] Ô nhiễm môi trường có thể ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ, nhiệt, âm thanh hoặc ánh sáng). Mặc dù ô nhiễm môi trường có thể do các sự kiện tự nhiên gây ra, nhưng đa số ô nhiễm do con người tạo nên. Ô nhiễm thường được phân loại là ô nhiễm nguồn điểm hoặc nguồn không điểm. Năm 2015, ô nhiễm đã giết chết chín triệu người trên toàn thế giới (cứ sáu người bị nhiễm thì có một người chết).[2] Ngoài ra,ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.
Ô nhiễm không khí luôn đồng hành cùng với các nền văn minh. Ô nhiễm bắt đầu từ thời tiền sử, khi con người tạo ra những đám cháy đầu tiên. Theo một bài báo năm 1983 trên tạp chí Science, bồ hóng được tìm thấy trên trần của các hang động thời tiền sử cung cấp bằng chứng phong phú về mức độ ô nhiễm cao có liên quan đến sự thông thoáng của các đám cháy lớn. Việc rèn kim loại dường như là một bước ngoặt quan trọng trong việc tạo ra mức độ ô nhiễm không khí đáng kể bên ngoài nhà. Các mẫu sông băng ở Greenland cho thấy sự gia tăng ô nhiễm liên quan đến sản xuất kim loại của Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc.
Việc đốt than và gỗ, và thêm sự xuất hiện của nhiều khói, bụi tập trung trong một khu vực khiến cho các thành phố trở thành nguồn ô nhiễm lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra nhiều hóa chất và chất thải đổ vào nguồn nước đang được sử dụng để cung cấp nước. Vua Edward I của Anh đã thông báo cấm đốt than vào năm 1272, sau khi khói của than đã trở thành vấn đề.
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả do các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển, đại dương mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước. Trong những năm gần đây, có hiện tượng gọi là sa mạc hóa biển do ô nhiễm mà ra. Chúng ta cần khắc phục điều này thật nhanh chóng để bảo vệ hệ sinh thái biển.
Bài chi tiết: Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các động thực vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên.[3] Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại.[4][5]
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO2), nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%,...
Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 mét (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.[6]
Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí trong nhiều năm kể từ đầu thế kỉ 21.[7]
Ô nhiễm không khí có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ôzôn có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tắc thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách,[11][12] và khoảng 580 người Ấn Độ chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước.[13] Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn.[14] Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm/yểu một năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí.[15] Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tính là gây nên 527.700 ca tử vong.[16] Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000.[17] Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa mẹ trị.[17]
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.
Kiểm soát ô nhiễm là một từ dùng trong quản lý môi trường. Nó bao gồm việc kiểm soát khí thải và chất thải vào không khí, nước và đất. Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ làm tích tụ hoặc phát tán chất ô nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả.
Viện Blacksmith là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đã đánh giá về ô nhiễm đe dọa con người trong các nước đang phát triển, số thường niên đã liệt kê những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới của chúng ta. Số ra năm 2007 liệt kê 10 nước đứng đầu, đã công nghiệp hóa, gồm Azerbaijan, Trung Quốc, Ấn Độ, Peru, Nga, Ukraina và Zambia.[18]
Với nền công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng như sản xuất gang, thép, nhiệt điện, khai thác than, boxide, titan thì môi trường Việt Nam đang gặp vấn đề lớn với nhiều sự cố môi trường đã xảy ra như Formosa vào năm 2016[19], nhiệt điện Vĩnh Tân[20] và hàng loạt sự cố môi trường khác. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện là 2 địa điểm có chỉ số ô nhiễm không khí đứng hàng đầu thế giới,[21] đó là báo động đỏ cho sức khỏe người dân cũng như là sức khỏe của đất nước Việt Nam. Ghi nhận lúc 8:20 sáng 01/10/2019 Hà Nội đạt mức kỷ lục 320 US AQI theo ứng dụng đo ô nhiễm AirVisual.
9.1.1. Tác động do ô nhiễm môi trường nước
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người chủ yếu thông qua hai con đường: Một là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước ô nhiễm; Hai là tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến mắc một số bệnh: Điển hình là các bệnh về đường tiêu hoá do nhiễm khuẩn như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn; Bệnh siêu vi trùng như bại liệt, viêm gan B; Bệnh ký sinh trùng, giun sán; Bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa và tiềm ẩn các nguy cơ gây ung thư.
Theo WHO, khoảng 80% bệnh tật có liên quan tới chất lượng nước và tình trạng vệ sinh môi trường. Ở Việt Nam, bệnh tiêu chảy là một trong 10 bệnh có số ca mắc và tử vong cao nhất với khoảng từ 725.000 đến 930.000 ca mắc mỗi năm.
Tại Quảng Trị, hệ thống sông ngòi là nguồn cấp nước chủ yếu cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu của con người. Kết quả quan trắc giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy, chất lượng nước (CLN) tại một số điểm trên các lưu vực sông Thạch Hãn, Bến Hải chịu sự tác động của các chất rắn lơ lững (TSS), vi khuẩn E.coli vào mùa mưa và chịu ảnh hưởng rõ rệt của hiện tượng XNM xâm lấn vào mùa khô; Tại một số đoạn trên sông Vĩnh Định có dấu hiệu bị ô nhiễm Fe. Vì vậy, chất lượng nước tại các khu vực này tại thời điểm quan trắc không thể cung cấp cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Hiện tại, nhiều thôn, xã chưa có nguồn nước sạch cấp sinh hoạt mà chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, giếng đào. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm nước ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.
Bảng 9.1.1.1. Tỷ lệ số dân đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh
Tỷ lệ số dân đô thị sử dụng nước sạch (%)
Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch (%)
Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%)
Báo cáo, thu thập số liệu từ ngành y tếvề tỷ lệ số người mắc bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 – 2019 để đánh giá chung cho việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và cộng đồng.
Bảng 9.1.1.2. Tỷ lệ số người mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rétgiai đoạn 2015 – 2019
Mặc dù trong giai đoạn 2015 - 2019 vẫn tồn tại số lượng người mắc các bệnh lỵ, thương hàn, sốt rét. Tuy nhiên, so với giai đoạn 2010 - 2014, tỷ lệ mắc các bệnh này có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt không có trường hợp nào mắc bệnh tả vào giai đoạn này.
Bảng 9.1.1.3. Tỷ lệ số người mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét
Kết quả công bố số liệu Bộ chỉ số Theo dõi – Đánh giá nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Trị - UBND tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch có sự gia tăng từ 39,91% năm 2015 lên 51,1% năm 2018, riêng năm 2019 đạt 57,14% tính theo tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn [19]. Dân số sử dụng nước sạch tăng lên đáng kể là nhờ những đầu tư xây dựng, cải thiện điều kiện cấp nước sạch bằng những quy hoạch cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2020: Nâng cấp, sửa chữa 63 công trình cấp nước tập trung hiện có; Xây dựng mới 22 công trình tập trung; Xây dựng mới 7.314 công trình giếng khoan/giếng đào (Quyết định số 2713/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 về phê duyệt quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020).
9.1.2. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn cầu. Nó là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt đối với đường hô hấp do bị ảnh hưởng bởi bụi, hơi khí độc, khí thải (CO, SO2, NO2, chì và Ôzôn). Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm sẽ làm gia tăng các bệnh như: Hen suyễn, viêm phế quản, ung thư, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ. Các nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây nên 35,7% trường hợp viêm đường hô hấp dưới, 22% các bệnh phổi mãn tính. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại mà WHO cảnh báo, đặc biệt là đối với môi trường ô nhiễm do giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã được xây dựng hoàn thiện về nhà xưởng, hệ thống sản xuất và đầu tư hệ thống xử lý chất thải (phần lớn là các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng tại KCN/CCN) đã góp phần giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư, đối tượng chịu tác động trực tiếp là công nhân lao động tại các cơ sở và chủ yếu bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn và bụi.
Quá trình đô thị hóa, phát triển giao thông là một trong những nguyên nhân chính phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải như CO, NO2, SO2, ...tạo ra các sức ép lên môi trường không khí xung quanh và sức khỏe người dân tại một số khu vực tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị như: KKT Đông Nam, các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9D, chợ Quảng Trị, chợ Đông Hà, thị trấn Ái Tử, thị trấn Gio Linh, thị trấn Hồ Xá, thị trấn Cam Lộ.
Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2019 tổng số người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp dao động từ 13.714 - 14.238 người. Cho đến nay ở tỉnh Quảng Trị chưa có thống kê, nghiên cứu xác định tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp ở khu vực bị ô nhiễm không khí và khu vực đối chứng (không bị ô nhiễm không khí). Vì thế, chỉ đề cập đến số người bị bệnh đường hô hấp ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019.
Bảng 9.1.2.1. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2015 - 2019
Số ca mắc các bệnh về đường hô hấp (người)
Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp (%)
Tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp trong giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nằm trong khoảng 2,20% - 2,32%, tương đối thấp so với mức bình quân chung cả nước và có xu hướng giảm so với giai đoạn 2010 - 2014 (3,21 % - 3,99%).
Bảng 9.1.2.2. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2010 - 2014
Số ca mắc các bệnh về đường hô hấp (người)
Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp (%)
Biểu đồ 9.1.2. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2010 - 2019
Số người mắc bệnh không tập trung ở các vùng lân cận KCN/CCN, các tuyến đường giao thông có mật độ cao, khu vực đô thị mà rãi rác phân tán toàn Tỉnh. Như vậy, việc ô nhiễm môi trường không khí tác động đến sức khỏe cộng đồng thể hiện qua số người bị mắc bệnh đường hô hấp không rõ ràng. Tuy nhiên, cần có sự nghiên cứu để nắm bắt được mối tương quan của sự gia tăng về tỷ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp với kết quả quan trắc khí độc và bụi trong môi trường KKXQ trên địa bàn Tỉnh có dấu hiệu tăng nhẹ ở các tuyến giao thông chính, khu vực tập trung dân cư trong giai đoạn 2020 - 2025.
9.1.3. Tác động do ô nhiễm môi trường đất
Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Đồng thời quá trình xói mòn, thoái hóa đất sẽ diễn ra nhanh hơn.
Sử dụng PBVC và TBVTV quá liều lượng, bị tồn lưu; ảnh hưởng của các chất độc hóa học trong chiến tranh; tích lũy các chất ô nhiễm từ công nghiệp, nông nghiệp là các nguồn chủ yếu liên quan đến ô nhiễm môi trường đất ở Quảng Trị.
Một số vùng của tỉnh Quảng Trị (Cam Tuyền, Cam Lộ; Hải Thọ, Hải Lăng; Gio Phong, Gio Linh; Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh; …) vẫn chịu ảnh hưởng của các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh (đặc biệt là Đioxin) còn lưu trong đất. Các chất độc hóa học/Đioxin thông qua chuỗi thức ăn (tích lũy trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người gây ra các bệnh tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư, dị tật. Phần lớn hộ gia đình có người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/Đioxin có mức sống trung bình hoặc nghèo, đặc biệt là người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số thì càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, những người khuyết tật thường có mặc cảm với xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường là người chịu thiệt thòi nhất. Đến năm 2019, theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/Đioxin tỉnh Quảng Trị tổng số hộ bị chất độc da cam là 8.208 hộ, tổng số người nhiễm chất độc da cam là 15.485 người trong đó số người bị nhiễm còn sống là 13.023 người.
Bảng 9.1.3. Số lượng nạn nhân bị chất độc da cam/Đioxin trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin
Người bị Chất độc da cam /Đioxin còn sống
Trên địa bàn có 59 điểm ô nhiễm thuốc BVTV nghiêm trọng (07 điểm năm trong Quyết định số 1946/QĐ-TTg, 52 điểm nằm trong Quyết định số 2424/QĐ-UBND). UBND tỉnh đã phê duyệt 16 Dự án xử lý cho 59 điểm. Đến thời điểm hiện tại, nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương đã và đang xử lý được 27 điểm, còn lại 32 điểm chưa được xử lý (tỷ lệ đã xử lý đạt 45,76%). Các hoá chất còn tồn đọng chủ yếu là nhóm Lindane, DDTs, phần lớn các kho TBVTV đều xuống cấp nghiêm trọng dễ phát tán tác nhân ô nhiễm ra môi trường nước gây tích lũy sinh học và tác động lớn đến sức khoẻ của con người, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh do phơi nhiễm TBVTV như ung thư.
Các chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, NTTS, sản xuất công nghiệp chưa xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải bỏ trực tiếp ra môi trường tiếp nhận như đất vườn trong các hộ dân, các sông, kênh mương, hồ chứa nước tại các khu vực lân cận gây ô nhiễm môi trường đất, nước và phát sinh các dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bãi chôn lấp “lộ thiên” tại chỗ gây ô nhiễm môi trường đất.
9.1.4. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn
Đến năm 2019, có 08/10 huyện, thị, thành phố (các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà) đã được đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; huyện Đảo Cồn Cỏ đã được đầu tư lò đốt rác công suất 300 kg/h. Hiện nay, huyện Vĩnh Linh chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Đang trong quá trình đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách SNMT trung ương).
Tuy nhiên, do vấn đề tài chính đầu tư nên hiện nay hoạt động xử lý từ các bãi chôn lấp có nguy cơ tác động đến môi trường như sau:
- Đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các huyện như: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh. Đây là các công trình được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương theo quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích. Với nguồn kinh phí hỗ trợ từ giai đoạn 2011 - 2014, Trung tâm Quan trắc TNMT đã tiến hành đầu tư giai đoạn 1 để xây dựng các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh nhằm xử lý lượng rác tồn đọng gây ÔNMT nghiêm trọng trên địa bàn các huyện và xử lý lượng rác phát sinh đến năm 2019 -2020. Do đó, đến thời điểm hiện tại thì các bãi chôn lấp đã hết công suất và thời gian hoạt động nên tại các bãi chôn lấp các huyện đã chứa đầy, đây là một trong những nguy cơ gây ÔNMT nếu không được quan tâm đầu tư mở rộng trọng thời gian đến.
- Đối với bãi rác cũ của thành phố Đông Hà và huyện Hướng Hóa: Hiện nay, bãi rác đã quá tải, ngừng hoạt động nhưng chưa được xử lý hoàn tất để đóng cửa.
- Bãi rác thành phố Đông Hà (Bãi rác được đầu tư từ nguồn vốn ADB, đi vào hoạt động năm 2012): Hiện nay, hệ thống xử lý nước rỉ rác chưa được đầu tư đồng bộ nên dẫn đến nguy cơ tác động đến nguồn nước tiếp nhận, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.
Ngoài ra, hiện nay đối với các địa bàn xa, các xã vùng sâu, vùng xa khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, thiếu phương tiện, thiết bị, nhân lực, do đó việc thải bỏ, xử lý rác thải một cách tự phát và tại các khu đất trống, không đảm bảo vệ sinh hay thường xử lý bằng đốt khi bãi chứa đầy.
Tại các xã có điều kiện địa lý xa, lượng phát sinh ít, thu không bù chi mà Trung tâm/Công ty Môi trường đô thị không tiến hành thu gom thì phần lớn ở các xã sẽ hình thành một đội vệ sinh chủ động thu gom và vận chuyển đến các bãi trung chuyển hoặc các hộ dân sẽ tự thu gom, đốt tại khuôn viên gia đình hay có thể thải bỏ bừa bãi ven đường, bãi đất trống. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ người dân.
Hiện tại, chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của người dân sống lân cận tại các bãi chôn lấp, đặc biệt là những người làm nghề nhặt rác thải. Nhưng có thể nhận thấy rằng những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích, các loại hơi khí độc hại cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với cộng đồng làm nghề này (các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ có thể là mối đe dọa lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân). Đặc biệt, chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.