Thu Phí Chất Thải Rắn

Thu Phí Chất Thải Rắn

Để làm được điều này cần phải phân loại rác thải tại nguồn; rác có thể tái sử dụng, phần không sử dụng được chiếm tỉ lệ nhỏ hoàn toàn có khả năng tính khối lượng. Đây chính là căn cứ để tính phí phải đóng cho người xả thải.

Để làm được điều này cần phải phân loại rác thải tại nguồn; rác có thể tái sử dụng, phần không sử dụng được chiếm tỉ lệ nhỏ hoàn toàn có khả năng tính khối lượng. Đây chính là căn cứ để tính phí phải đóng cho người xả thải.

Người dân có thể được thêm tiền từ rác thải

Trước đây, TP.HCM đã từng tính đến phương án tính phí

theo khối lượng để giải quyết bất cập “cào bằng” giữa các hộ xả rác ít và hộ xả rác nhiều. Tuy nhiên, việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nên TP đã nghiên cứu để tính một mức giá sàn chung cho việc thu gom rác dựa trên cơ sở mức phát thải bình quân đầu người (quy chuẩn VN năm 2010 của Bộ Xây dựng ban hành) là 0,8 kg/người/ngày để tính lượng rác thải bình quân

mỗi hộ (5 người) là 120 kg/tháng. Từ đầu năm nay, TP chính thức áp dụng mức giá mới, phí thu gom và vận chuyển rác tối đa mỗi hộ dân phải trả là 48.480 đồng/tháng, tăng gần gấp 3 so với mức 15.000 - 20.000 đồng/hộ/tháng trước đó. Vì thế, ngay khi luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được QH bấm nút thông qua, không ít người lo ngại cách tính mới sẽ tác động đến túi tiền, ảnh hưởng tới kinh tế, đời sống của người dân.

Về vấn đề này, trong luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có nêu: Nếu thực hiện phân loại rác tốt thì với loại rác tái chế được, người dân sẽ không phải trả tiền thu gom, xử lý mà chỉ trả tiền phần doanh nghiệp phải đầu tư để xử lý.

Một chuyên gia độc lập về rác thải phân tích: Nếu có thể áp dụng triệt để việc phân loại tại nguồn, thu phí xử lý rác theo khối lượng, người dân sẽ được hưởng lợi. Hiện nay rác thải trộn lẫn linh tinh đủ thứ, chi phí để xử lý, phân loại, chôn lấp... rất tốn kém. Trong khi đó, nếu phân loại bài bản, những rác thải có thể tái chế, trở thành nguyên liệu sản xuất có thể đem bán cho những cơ sở sản xuất,

, hoặc bán đồng nát... không những không phải đóng phí xử lý, thu gom mà còn được thêm tiền.

TS Nguyễn Trung Việt, chuyên gia độc lập về chất thải rắn, thông tin mỗi năm, chỉ riêng tiền thu gom, vận chuyển rác đã “ngốn” của ngân sách TP.HCM khoảng 1.000 tỉ đồng, chi phí cho xử lý cũng tương đương. Trong khi đó, nếu thu đúng, thu đủ, cương quyết thì mỗi năm chỉ riêng TP.HCM có thể thu về khoảng 700 - 800 tỉ đồng từ việc thu gom rác thải. “Quan trọng nhất là có chính sách, cơ chế khuyến khích phân loại, tái chế... hỗ trợ để nhận được sự hợp tác từ người dân”, ông Việt nhấn mạnh.

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm mà còn tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương đầu tư phục vụ cho việc cải tạo môi trường. Bên cạnh đó, việc thu phí môi trường đối với nước thải còn tạo động lực để doanh nghiệp đầu tư các công trình, biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi xả thải ra môi trường; đồng thời nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Bởi khi nước thải càng ít ô nhiễm thì số lượng phí doanh nghiệp phải đóng càng ít đi…Trang Thông tin Phổ biến, giáo dục pháp luật giới thiệu những quy định pháp luật về thu phí nước thải môi trường, cụ thể như sau:

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05-5-2020 của Chính phủ quy định về thu phí bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 53/2020/NĐ-CP) là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở thuộc diện quản lý trên địa bàn. Căn cứ tình hình thực tế quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các cơ sở trên địa bàn.

Tổ chức cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nước sạch do mình cung cấp.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định.

Trường hợp các cơ sở khác sử dụng nguồn nước sạch từ tổ chức cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì chủ cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).

4. Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp

Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.

Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.

Nước thải sinh hoạt của: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch; Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.

Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.

Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.

Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.

Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

5. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

6. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:

- Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

- Kể từ ngày 01 - 01 - 2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày)

Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.

- f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

- C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Thông số ô nhiễm (thuộc diện phải thực hiện đo đạc, kê khai và tính phí) được xác định căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hiện hành. Trường hợp nước thải của cơ sở chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì căn cứ vào thông số ô nhiễm có trong hồ sơ môi trường (hồ sơ đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt, xác nhận).

Lượng nước thải/ngày được xác định theo số liệu đo đạc thực tế hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

UBND phường giao cán bộ Văn phòng - Thống kê kết hợp với Công an phường và Tổ trưởng các Tổ dân phố thực hiện rà soát, thống kê số lượng, tình hình biến động, công khai danh sách các đối tượng thu, mức thu, các đơn vị tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động khác trên địa bàn và khối lượng rác thải thực tế phát sinh để tiến hành lập sổ bộ thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường.

- Các hộ gia đình, cá nhân được cung ứng dịch vụ vệ sinh đối với rác thải sinh hoạt phải thực hiện nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt hàng tháng. Các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động khác được cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải công nghiệp thông thường phải thực hiện nộp tiền dịch vụ vệ sinh môi trường hàng tháng.

. Đối với giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt:

- Cá nhân cư trú trên địa bàn phường: 6.000 đồng/người/tháng.

. Đối với giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với rác thải công nghiệp thông thường:

a. Các hộ sản xuất, kinh doanh:

- Hộ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, buôn bán, các mặt hàng ăn uống, giải khát, vật liệu xây dựng (gạch, cát, đá, sỏi …), rau, quả, thực phẩm tươi sống, kinh doanh hoa tươi, cơ sở làng nghề:          Đối với:

+ Lượng rác thải ≤ 1m3/tháng:    130.000 đồng/hộ/tháng.

+ Lượng rác thải > 1m3/tháng:                208.000 đồng/ m3.

- Hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, buôn bán khác:

+ Kinh doanh cố định: 50.000 đồng/hộ/ tháng.

+ Không cố định:   3.000 đồng/hộ/ ngày.

b. Trường học, nhà trẻ, khu nội trú, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, phòng giao dịch các ngân hàng, các doanh nghiệp:

+ Lượng rác thải ≤ 1m3/tháng:            130.000 đồng/đơn vị/ tháng.

+ Lượng rác thải > 1m3/tháng:                208.000 đồng/ m3.

+ Lượng rác thải ≤ 1m3/tháng:             130.000 đồng/đơn vị/ tháng.

+ Lượng rác thải > 1m3/tháng:                208.000 đồng/ m3.

Thời gian lập sổ bộ: ngày 12/8/2017 đến ngày 22/8/2017. Sau khi tổng hợp xong sổ bộ của các Tổ dân phố, bộ phận Tài chính - Kế toán tổ chức công khai sổ bộ các đối tượng thu, mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn. Thực hiện thu phí theo năm là: từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 – 12 tháng.

Còn nhớ vào năm 2019, tỉnh Quảng Nam, trong đó có Thăng Bình đã phải ứng phó với sự cố môi trường do Nhà máy xử lý rác thải Tam Xuân 2 (Núi Thành) ngừng hoạt động. Sự cố xảy ra 2 tháng đã gây ùn ứ rác nghiêm trọng. Từ lần đó, huyện Thăng Bình đã phải yêu cầu mỗi địa phương cần quy hoạch ít nhất một điểm xử lý rác thải dự phòng sự cố nhỏ. Còn với cấp huyện chọn thôn Đức An để làm khu xử lý rác thải rắn phòng sự cố tương tự.

Vị trí quy hoạch khu xử lý chất thải rắn huyện Thăng Bình đã được phê duyệt trong Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 72 ngày 17/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ tại thôn Đức An xã Bình Phú. Tổng diện tích khoảng 7ha, trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất. Trong 7ha được quy hoạch, huyện Thăng Bình đầu tư hệ thống xử lý rác thải bằng hình thức xử lý chôn lấp trong phạm vi khoảng 2ha, còn lại là vùng phụ trợ để trồng cây xanh, đầu tư hạ tầng liên quan với kinh phí hơn 25 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, ranh giới khu vực khu xử lý rác thải cách 2 nhà dân gần nhất khoảng 400m, cách 1 nhà dân khoảng 600m và cách 2 cụm dân cư khoảng 750m với 15 hộ dân.

Ông Nguyễn Tâm – thôn Đức An (xã Bình Phú) cho hay, vị trí mà huyện chọn nằm ở khu vực đầu nguồn. Do đó cần phải tính toán chi tiết, chú trọng đến tác động môi trường. Làm sao để những hộ dưới thượng nguồn không bị ảnh hưởng. Rồi còn câu chuyện bàn tính xe chạy như thế nào, bao nhiêu chuyến trên ngày để không ảnh hưởng đến đời sống, giao thông.

“Không ai muốn đem rác của cả huyện về địa phương của mình, tuy vậy đây là chủ trương chung, người dân cũng phải đồng thuận. Đối với chính quyền các cấp khi triển khai thực hiện không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Bên cạnh đó, việc đền bù, hỗ trợ phải tương xứng để người dân bị ảnh hưởng ổn định cuộc sống lâu dài”- ông Lê Có (thôn Đức An xã Bình Phú) nêu ý kiến.

Ông Cao Ngọc Sang, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Thăng Bình cho biết, khu xử lý rác thải này được thực hiện theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, công suất xử lý ước đạt 50 tấn/ngày đêm. Trước, trong và sau khi khu xử lý rác thải đi vào hoạt động, địa phương cũng sẽ thường thực hiện việc lấy mẫu nguồn nước định kỳ để đánh giá tác động môi trường.

Chủ động điểm xử lý rác thải rắn

Cũng theo ông Cao Ngọc Sang, từ sau sự cố môi trường vào năm 2019, huyện Thăng Bình đã yêu cầu mỗi địa phương phải quy hoạch ít nhất một điểm xử lý rác thải tại chỗ, trong đó thị trấn Hà Lam quy hoạch 7 điểm. Đối với cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt xây dựng khu xử lý rác thải rắn tại thôn Đức An xã Bình Phú.

Ước tính mỗi ngày, toàn huyện Thăng Bình phát sinh hơn 93 tấn rác, trong đó Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam thu gom khoảng 84 tấn. Thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 2/7/2020 về phân loại, giảm thiểu rác thải tại nguồn trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2020 – 2025, phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ dân và các tổ chức được trang bị kiến thức và kỹ năng về phân loại, giảm thiểu rác thải tại nguồn; 70% hộ dân và các tổ chức đăng ký và thực hiện phân loại rác thải. Tổng kinh phí thực hiện gần 6 tỷ đồng. Đến nay huyện Thăng Bình đã có 13 địa phương thực hiện nghị quyết trên, năm 2025 sẽ thực hiện tất cả các xã còn lại. Điều này kỳ vọng giảm được lượng rác thải ra môi trường, cũng đồng nghĩa với việc giảm áp lực thu gom cho khu xử lý rác sau này.

Theo bà Phan Thị Nhi - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 Khu xử lý rác thải rắn huyện Thăng Bình lần này nhằm mục đích cụ thể hóa Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.Cạnh đó, khu xử lý cũng sẽ giúp địa phương tiết kiệm các chi phí liên quan đến quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

“Thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với đơn vị liên quan đưa công nghệ xử lý các loại chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, hiệu quả về môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và các khu vực lân cận. Việc xây dựng khu xử lý rác thải rắn huyện là điều cần thiết phải làm để phòng sự cố như năm 2019. Đương nhiên trong quá trình thực hiện, huyện Thăng Bình phải tính toán rất nhiều bước, nhiều việc. Khu xử lý vận hành không tác động đến đời sống, đồng thời giúp người dân có sinh kế ổn định lâu dài” - bà Nhi nói.