TP - Rẻ hơn 50-80% giá đất ở, đất nông nghiệp xen kẹt ở nhiều quận của Hà Nội đang được mua đi bán lại, xây dựng trái phép trước sự bất lực của chính quyền địa phương.
TP - Rẻ hơn 50-80% giá đất ở, đất nông nghiệp xen kẹt ở nhiều quận của Hà Nội đang được mua đi bán lại, xây dựng trái phép trước sự bất lực của chính quyền địa phương.
Chuẩn bị đất
- Đất cao: Phần lớn là đất xám bạc màu, nhiều cát. Có nơi khai thác tới sát chân núi. Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.
- Đất thấp: Tạo mặt liếp,chiều cao mặt liếp so với mặt nước trong mương độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp nhất là ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực trước khi xuống giống. Hễ bị ngập nước một vài tuần nhánh thanh long sẽ vàng, khi nước rút phải bón phân để cây phục hồi lại nhưng như vậy năng suất sẽ không cao.
Đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là: Cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu rọm,...
2. Mật độ trồng
- Khoảng cách và bố trí cây trồng: Trên liếp thanh long trồng xen dứa, hoặc các loại rau như ớt, dưa hấu, cà, xen các loại rau như rau muống, cải, ... dưới mương nuôi cá.
Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 - 1.000 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m. Thanh long là cây cần nhiều ánh nắng, trồng dầy và thiếu ánh sang sẽ cho quả nhỏ.
3. Chuẩn bị cây trụ
Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên.
Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay, xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm.
Trụ thấp có lợi: Giảm được tiền đầu tư ban đầu, cành thanh long mau lên đến đầu trụ, chăm sóc và thu hoạch dễ hơn. Qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ sẽ làm cây cao dần, việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây. Nhưng hễ trụ thấp quá thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống đất vừa tốn công cắt tỉa vừa ít quả do cành ngắn hơn. Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng một tháng. Sau khi lấp đất cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn. Trên đầu mỗi trụ người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn,… cho thanh long dễ bám để khi đi tới đầu trụ cành thanh long sẽ rũ đầu xuống nên trông toàn tán cây có dạng một cái dù (bay dạng hình nấm).
5. Thời vụ trồng
Cây thanh long có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào mùa xuân và mùa thu.
6. Bón lót và đặt hom
Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân.
Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.
- Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ).
Chú ý:
+ Đặt hom cạn 0 - 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm.
+ Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.
Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,…
7. Bón phân thúc hàng năm
- Để cây ra hoa tụ nhiên: Hiện chưa có thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Qua điều tra thu thập số liệu ở các vườn có năng suất cao cho thấy có hai kiểu bón phân điển hình:
- Bón theo đợt: 3 lần/năm
- Bón rải ra nhiều lần trong năm
Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành (tháng 11) và đây là loại phân quan trọng nhất là đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. Ở năm đầu phân hóa học Đạm.,Lân….và Phân bón phân bón lá CHELAX- LAY-O (hoặc loại tương đương) được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản: chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm.
Chia ra: sau trồng 15 - 20 ngày thúc 1/3 lượng phân: tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 113 lượng phân; tháng 6 - 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm thứ 1 bắt đầu có trái bói.
Một số nhà vườn đã chia phân bón làm nhiều lần như vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng phân của cây.
Ngoài ra cần bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới phân bón lá CHELAX- LAY-O, CHELAX- COMBI-5.. như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm. Lượng phân thực sự cây sử dụng ở giai đoạn này rất khó tính vì phân bón cho cây trồng xen thanh long cũng đã sử dụng được một phần.
Giai đoạn kinh doanh: năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như sau: phân chuồng 15 - 50 kg; phân lân (Super lân) 0,5 kg; Urê 0,5 kg; NPK (16-16-8) : 1,5 kg; KCl : 0,5 kg; chia phân ra làm 3 lần:
+ Lần thứ 1: sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urê. Mục đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới.
+ Lần thứ 2: cách lần thứ l độ 40 ngày gồm 1/3 Urê + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành thứ 2.
+ Lần thứ 3: vào tháng 3 gồm 1/3 Urê + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.
Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 - 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại bằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun CHELAX- COMBI-5, CHELAX-LAY-O
- Bón phân cho các vườn thanh long được xử lý ra hoa bằng đèn
Do kích thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức nên lượng phân bón và số lần bón đã phải tăng lên. Lượng phân bón trong năm cho mỗi trụ như sau:
+ Phân chuồng hoai: từ 15 kg đến 50 kg.
+ Phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15) từ 1 kg tới 3 kg tùy tuổi cây và sản lượng mà cây đã cho mùa trước.
+ Phân KCl từ 0,1 kg tới 0,2 kg (bón lúc nuôi quả).
Ngoài ra quan sát cây để bổ sung phân đạm (Urê) từ 0,1 kg tới 0,2 kg (lúc ra chồi) và 0,1 kg tới 0,2 kg Super lân (trước lúc thắp đèn), phun kích phát tố Thiên Nông, Gibberelin và phân vi lượng CHELAX- COMBI-5. Sự chia phân bón làm nhiều lần sẽ làm phân ít bị rửa trôi, cây sử dụng hữu hiệu hơn... nhưng tốn nhiều công hơn.
8. Tưới nước
Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:
- Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.
- Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng.
- Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%.
- Quả nhỏ.
Tùy theo ẩm độ đất... mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 - 7 ngày/lần. Trồng thanh long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên.
Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ khi nước phèn có độ pH quá thấp. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này./.
Cho thuê căn 3 ngủ full đồ Phú Thịnh Green Park, Tô Hiệu, Hà Đông
Nhà đẹp full hết nội thất chỉ xách vali về ở
Nội thất gồm: tivi, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, nóng lnahj, giường tủ, sopha, bàn ăn
Giá cho thuê 15 triệ...
Phản ánh đến Báo Tài nguyên và Môi trường, nhiều hộ dân sinh sống tại khu vực đường 23, KĐT TP Giao Lưu, phường Cổ Nhuế 2 cho biết, vào khoảng giữa tháng 9/2024 một nhóm đối tượng lạ có hành vi lấn chiếm phần đất lưu không, đất nông nghiệp để xây dựng 2 căn nhà trái phép trên đất nông nghiệp tại cuối đường 23.
Việc xây dựng được tiến hành vào ban đêm và ngày nghỉ. Ngang nhiên hơn, nhóm đối tượng này còn đổ bê tông trên diện tích đất nông nghiệp khoảng 400 m2 để làm bãi đỗ xe phía trước 2 căn nhà xây trái phép này. Vỉa hè, lòng đường bị chiếm dụng để buôn bán hàng rong,.. gây mất an ninh trật tự.
Ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy, phản ánh của người dân là có cơ sở. Hiện tại, khu vực đất lưu không đầu đường 23 KĐT TP Giao Lưu (giáp với đường Phạm Văn Đồng) được được xây dựng thành gara ô tô Tâm Bình.
Còn phần đất nông nghiệp ở cuối đường 23 đã được xây dựng 2 căn nhà kiên cố, làm cửa hàng buôn bán xe ô tô cũ An Phát. Một phần diện tích đất nông nghiệp chưa được giải phóng mặt bằng ở trước cửa hàng An Phát cũng đã bị chiếm dụng, đổ bê tông kiên cố làm nơi đỗ xe.
Ông Vũ Công G. (người dân sinh sống tại đây) cho biết, 2 căn nhà ở cuối đường 23 đã được xây dựng từ vài tháng nay. Trước đây là đất nông nghiệp của người dân, có nhà tôn rách nát để đựng dụng cụ sản xuất nông nghiệp. Sau cơn bão số 3, lợi dụng việc sửa chữa nhà tôn bị bay mái, một số đối tượng lạ mặt đã tiến hành xây dựng lại kiên cố, thành các cửa hàng bán xe ô tô.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Mạnh Cường – Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 2 cho biết, 2 căn nhà xây dựng ở cuối đường 23 là xây dựng trên đất nông nghiệp của các hộ dân, 1 phần đã giải phóng mặt bằng rồi, 1 phần chưa giải phóng mặt bằng. Người dân tái lấn chiếm để xây dựng. Hiện, đã có quyết định cưỡng chế đối với những công trình vi phạm này.
Đáng nói, dù đã nhiều lần người dân có kiến nghị đến UBND phường Cổ Nhuế 2 về tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất lưu không tại đường 23 KĐT TP Giao Lưu, nhưng chính quyền sở tại vẫn không xử lý dứt điểm, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Lý giải về vấn đề này, ông Hoàng Mạnh Cường cho hay: “Theo quy định mới, việc thực hiện cưỡng chế là của Ban cưỡng chế quận. Người dân đã nhiều lần phản ánh, phường cũng bức xúc, cũng đã kiến nghị quận lên phương án cưỡng chế. Kế hoạch cụ thể, ngày 26/11 sẽ tổ chức cưỡng chế những vi phạm này”.
Để tránh gây bức xúc cho người dân và đơn thư khiến kiện kéo dài, đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm và UBND phường Cổ Nhuế 2 có biện pháp xử lý quyết liệt trong vấn đề này.
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.