Chi 12,2 tỷ USD mua nông sản Việt
Chi 12,2 tỷ USD mua nông sản Việt
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm hai năm liên tiếp sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại là 162,91 tỷ USD vào năm 2021. Trong khi đó, xuất khẩu của nước này sang Mỹ lại tăng liên tục trong những năm gần đây và đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái nhờ lượng xuất khẩu ô tô và pin sạc tăng.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 8-6 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp nhà nước lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức tới Pháp và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Emmanuel Macron.
Kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia Đông Nam Á sang Mỹ trong quý 1/2024 lần đầu tiên trong 6 quý vượt qua Trung Quốc, trong bối cảnh thương mại của khu vực này chuyển động cùng những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo dữ liệu được hãng tin Nikkei Asia tổng hợp từ ban thư ký ASEAN, báo cáo truyền thông địa phương và số liệu chính thức từ chính phủ 10 quốc gia thành viên, tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Mỹ đạt 67,2 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2024.
Con số này vượt qua kim ngạch xuất khẩu 57 tỷ USD của khối này sang Trung Quốc và phần nào phản ảnh việc Mỹ tăng cường mua sắm chất bán dẫn và linh kiện điện tử từ ASEAN trong khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm chạp.
Về các quốc gia cụ thể, Việt Nam trong năm 2024 ghi nhận mức tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 24% trong năm 2024 lên ngưỡng 25,7 tỷ USD so với năm 2023, cao hơn hẳn so với con số 12,6 tỷ USD của Thái Lan và 12 tỷ USD của Singapore.
Nhận định với Nikkei Asia, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết Mỹ và Việt Nam bổ sung cho nhau. Ông nhận định: “Việt Nam xuất khẩu điện thoại thông minh, hàng điện tử, nông, lâm, thủy sản, đồ gỗ, hàng dệt may với giá cạnh tranh. Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ còn rất lớn, mang lại lợi ích cho cả hai bên”.
Ông cũng chỉ ra tác động lan tỏa của cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung khi Washington áp mức thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa Trung Quốc. Ông cho biết: “Một số mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị đánh thuế cao, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường và tạo lợi thế nhất định cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam”.
Trong khi đó, xuất khẩu của Malaysia sang Mỹ tăng 8% so với cùng kỳ trong quý 1/2024 và xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 3,3%.
Nikkei Asia dẫn lời nhà kinh tế Intan Nadia Jalil tại CIMB Group cho biết: “Trong khi Trung Quốc vẫn là một phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị ngành điện và điện tử, chi phí gia tăng cũng như các yếu tố như căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các công ty Mỹ chuyển khỏi Trung Quốc và Malaysia trở thành một trong những quốc gia được hưởng lợi”.
Bà cũng cho biết một nguyên nhân dẫn tới xu hướng kinh tế này là sự thay đổi tiêu dùng ở Trung Quốc từ nhập khẩu sang sử dụng các linh kiện cao cấp sản xuất trong nước, ví dụ như chip.
Thái Lan cũng ghi nhận xu hướng tương tự khi xuất khẩu quý đầu tiên trong năm 2024 của quốc gia này sang Trung Quốc giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu cao su tự nhiên, sản phẩm khoai mì và trái cây đều giảm. Ngược lại, xuất khẩu sang Mỹ tăng 9,8%, chủ yếu nhờ các sản phẩm nông nghiệp và nông - công nghiệp.
Nikkei Asia dẫn lời Poonpong Naiyanapakorn, Tổng Giám đốc Văn phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại, cho biết xu hướng này chủ yếu là do nhu cầu của Trung Quốc yếu. Ông nhận định: “Dù chúng ta có thể thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế ở Trung Quốc trong năm nay, sự phục hồi không phải là hoàn toàn và nhu cầu không mạnh lắm”. Chỉ số lạm phát tại Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua giảm tháng thứ tư liên tiếp, báo hiệu nhu cầu có thể vẫn yếu.
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm vào tháng trước, báo hiệu sự phục hồi đáng khích lệ của nhu cầu nội địa và nước ngoài.
Dữ liệu cho thấy một loạt các biện pháp hỗ trợ chính sách của Bắc Kinh trong vài tháng qua có thể đang giúp ổn định niềm tin mong manh của nhà đầu tư và người tiêu dùng, mặc dù giới phân tích cho rằng vẫn chưa rõ liệu sự phục hồi thương mại có bền vững hay không.
Số liệu hải quan công bố hôm 9/5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với mức tăng được các nhà kinh tế dự báo với Reuters. Tháng 3 ghi nhận kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm 7,5%, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2023.
Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 tăng mạnh tới 8,4%, vượt mức tăng được dự báo là 4,8%. Đồng thời, kết quả này đảo ngược mức giảm 1,9% trong tháng 3.
"Giá trị xuất khẩu tăng trưởng trở lại sau khi suy giảm trong tháng trước, nhưng điều này chủ yếu là do cơ sở so sánh thấp hơn", bà Huang Zichun, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, nhận xét.
Bà Huang cho biết: "Sau khi tính đến những thay đổi về giá hàng xuất khẩu và tính thời vụ, chúng tôi ước tính rằng khối lượng xuất khẩu (tháng 4 - BTV) nhìn chung không thay đổi so với tháng 3".
Trong quý I/2024, cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, nhờ cú hích của hai tháng đầu năm. Tuy vậy, tình hình sụt giảm trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại rằng đà tăng trưởng này có thể chững lại.
Theo ông Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại quỹ quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm đến nay. "Nhu cầu trong nước yếu dẫn đến áp lực giảm phát, giúp tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc", ông Zhang lý giải.
Hầu hết các nhà quan sát thị trường Trung Quốc đều cho rằng Bắc Kinh đã gặp thách thức khi tình hình lạm phát tiêu dùng, giá sản xuất và cho vay ngân hàng trong tháng 3 ám chỉ nền kinh tế này có nền tảng yếu.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài vẫn là lực cản đối với niềm tin chung, thúc đẩy những biện pháp gọi kích thích chính sách nhiều hơn nữa.
Tháng trước, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings đã hạ triển vọng xếp hạng tín dụng quốc gia của Trung Quốc xuống mức "tiêu cực", với lý do rủi ro đối với tài chính công trong khi tăng trưởng chậm lại và nợ chính phủ tăng lên.
Cũng trong tháng trước, Bộ Chính trị Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ thận trọng và chính sách tài khóa chủ động, bao gồm thông qua lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng, theo Reuters.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 là khoảng 5%, một mục tiêu mà nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ là một thách thức khó đạt được nếu không có thêm nhiều biện pháp kích thích.
Chứng khoán Trung Quốc hôm 9/5 ghi nhận sắc xanh nhờ các tín hiệu tích cực về kim ngạch thương mại, với chỉ số blue chip CSI 300 tăng 0,9% còn chỉ số Hang Seng tăng hơn 1,1% sau giờ nghỉ giữa trưa.
Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng trong tháng 4 có thể không hoàn toàn liên quan đến nhu cầu trong nước như được thể hiện qua việc các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa.
Bà Wang Dan, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Hang Seng Bank (Trung Quốc), cho biết: "Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá ít nhất trong số tất cả các loại tiền tệ mạnh ở châu Á, điều này có lợi số liệu nhập khẩu tăng mạnh"
"Ngoài ra, các nhà sản xuất Trung Quốc đang tích trữ nguyên liệu thô trước khi giá tăng", bà Wang nói thêm.
Trung Quốc nhập khẩu 45,25 triệu tấn than trong tháng 4, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái do các nhà sản xuất điện tăng cường mua hàng trước mùa cao điểm sử dụng máy điều hòa không khí.
Trong khi đó, nhập khẩu quặng sắt tăng 1,1% do giá cả nhập khẩu thấp hơn trong tháng 3 đã khuyến khích một số nhà nhập khẩu đặt mua nguyên liệu sản xuất thép quan trọng và giá cả được dự báo tăng vào cuối năm.
Tháng 4 chứng kiến nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc tăng 18% so với một năm trước đó khi các nhà nhập khẩu tích cực mua hàng giá rẻ và dồi dào từ Brazil.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 4 đạt 72,35 tỷ USD, thấp hơn mức dự báo là 77,50 tỷ USD, nhưng cao hơn mức 58,55 tỷ USD vào tháng 3.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã gặp khó khăn trong hầu hết thời gian của năm ngoái khi nhiều thị trường nước ngoài gặp áp lực lãi suất tăng cao. Với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các quốc gia phát triển khác không vội cắt giảm lãi suất, thì các nhà sản xuất Trung Quốc có thể phải đối mặt với những căng thẳng hơn trong cuộc chiến tranh giành thị phần.
Giới phân tích cho rằng các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm giá để duy trì doanh số xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu trong nước vẫn yếu. Mặt khác, các nhà máy sẽ vẫn sản xuất dư thừa, bất luận người mua có nhu cầu hay không.
Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen, cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang đối diện mối lo suy thoái ngày càng lớn do năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc.
Vấn đề dư thừa công suất của Trung Quốc khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi về chất lượng và tính bền vững của đà tăng xuất khẩu của nước này.
"Dư thừa công suất đã kéo giá xuất khẩu giảm và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng mạnh mẽ gần đây. Nhưng với biên lợi nhuận của các nhà sản xuất vốn đã bị thu hẹp, khả năng giảm giá của họ đã thấp đi và giá xuất khẩu hiện đang chạm đáy", bà Huang Zichun, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, nhận định.
Nữ chuyên gia cũng cảnh báo: "Việc đồng nhân dân tệ tăng giá theo trọng số thương mại như hiện nay sẽ đặt ra nhiều thách thức hơn nữa".
(KTSG Online) – Mỹ mua hàng hóa từ Mexico nhiều hơn từ Trung Quốc, đồng thời tăng nhập khẩu từ các đối khác thương mại khác trong năm 2023. Đó là bằng chứng cho thấy các mô hình thương mại đã thay đổi sâu sắc như thế nào trong thời gian gần đây.
Dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ, công bố hôm 7-2, cho thấy, Mexico lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc trong 20 năm qua để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ. Sự đổi ngôi này phản ánh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh đang làm thay đổi sâu sắc dòng chảy thương mại.
Dữ liệu cũng cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc thu hẹp vào năm ngoái, với hàng hóa nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm 20% xuống còn 427,2 tỉ đô la Mỹ. Trong năm 2023, người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ chuyển hướng sang Mexico, châu Âu, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada và Việt Nam để mua phụ tùng ô tô, giày dép, đồ chơi và nguyên liệu thô.
Xuất khẩu của Mexico sang Mỹ đạt giá trị 323,2 tỉ đô la Mỹ trong năm trước. Tổng thâm hụt thương mại của Mỹ giảm 18,7% xuống còn 177,8 tỉ đô la. Xuất khẩu của Mỹ ra thế giới tăng nhẹ vào năm 2023 so với năm trước, bất chấp đồng đô la mạnh và nền kinh tế toàn cầu yếu kém.
Nhập khẩu của Mỹ giảm trong năm ngoái do người Mỹ mua ít dầu thô, hóa chất và ít hàng tiêu dùng hơn, bao gồm điện thoại di động, quần áo, dụng cụ cắm trại, đồ chơi và đồ nội thất.
Nhu cầu hàng hóa Trung Quốc giảm ở thời kỳ hậu Covid-19
Giữa đại dịch Covid-19, khi chuỗi cung ứng toàn cầu gặp tắc nghẽn và chi phí vận chuyển một container đến Trung Quốc tăng gần gấp 20 lần, doanh nhân Marco Villarreal nhìn thấy một cơ hội.
Năm 2021, ông Villarreal từ chức Tổng giám đốc chi nhánh của tập đoàn công nghiệp Caterpillar ở Mexico và bắt đầu xây dựng mối quan hệ với các công ty đang tìm cách chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Mexico. Ông đã tìm được một khách hàng lớn là Hisun Motors, một nhà sản xuất xe địa hình của Trung Quốc. Công ty này đã thuê Villarreal thành lập một địa điểm sản xuất trị giá 152 triệu đô la Mỹ ở Saltillo, một trung tâm công nghiệp ở phía bắc Mexico.
Villarreal cho biết, các công ty nước ngoài, đặc biệt là những công ty muốn bán hàng ở Bắc Mỹ, coi Mexico là một lựa chọn thay thế khả thi cho Trung Quốc vì nhiều lý do, bao gồm cả căng thẳng thương giữa Mỹ và Trung Quốc.
Sự suy yếu gần đây trong nhập khẩu và sụt giảm thương mại với Trung Quốc một phần phản ánh nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc ở thời kỳ hậu đại dịch Covid-19. Do mắc kẹt ở nhà trong thời kỳ đại dịch, người tiêu dùng Mỹ đã mua sắm máy tính xách tay, đồ chơi, bộ kit-test Covid, đồ thể thao, đồ nội thất và thiết bị tập thể dục tại nhà do Trung Quốc sản xuất.
Ngay cả khi mối lo ngại dịch giảm dần vào năm 2022, Mỹ vẫn tiếp tục nhập khẩu nhiều sản phẩm của Trung Quốc, khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của Mỹ cuối cùng được giải tỏa, thúc đẩy doanh nghiệp bổ sung thêm hàng vào kho của họ.
“Thế giới không thể tiếp cận đủ hàng hóa Trung Quốc vào năm 2021 và đã chạy đua mua hàng hóa Trung Quốc vào năm 2022. Nhưng mọi thứ đã bình thường hóa kể từ đó”, Brad Setser, nhà kinh tế và thành viên cấp cao tại Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR), nói.
Thuế quan kìm hãm thương mại Mỹ-Trung
Nhưng ngoài những biến động bất thường về mô hình thương mại trong vài năm qua, dữ liệu bắt đầu cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng căng thẳng dâng cao trong nhiều năm đã làm sứt mẻ đáng kể mối quan hệ thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc.
Vào năm 2023, nhập khẩu hàng quí của Mỹ từ Trung Quốc gần bằng mức của 10 năm trước, bất chấp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục. Trong khi đó, nhập khẩu của Mỹ từ các nơi khác trên thế giới ngày càng tăng.
Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics, nhận xét, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tách rời và điều đó kìm hãm dòng chảy thương mại song phương.
Các nhà kinh tế cho rằng sự sụt giảm trong thương mại của Mỹ với Trung Quốc có liên quan đến các mức thuế do chính quyền Donald Trump trước đây áp đặt và sau đó được chính quyền Biden duy trì. Nghiên cứu của Caroline Freund, hiệu trưởng Trường Chính sách và chiến lược toàn cầu của Đại học California tại San Diego, chỉ ra rằng thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm đối với các sản phẩm có mức thuế cao, như tua vít và máy báo khói. Trái lại, nhập khẩu các sản phẩm không có thuế, như máy sấy tóc và lò vi sóng, tiếp tục phát triển.
Rủi ro địa chính trị thúc đẩy chuỗi sản xuất rời Trung Quốc
Theo Ralph Ossa, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thương mại Mỹ-Trung không sụp đổ nhưng tăng chậm hơn khoảng 30% so với thương mại của hai nước này với phần còn lại của thế giới.
Ông nói, giao thương giữa Mỹ với Trung Quốc chậm lại đáng kể trong hai giai đoạn gần đây. Đầu tiên là khi căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc này leo thang vào năm 2018. Và tiếp đó là khi nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, khiến Mỹ và các đồng minh áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và tiếp tục sắp xếp các mối quan hệ thương mại toàn cầu.
“Đã có một thời kỳ địa chính trị không thực sự quan trọng đối với thương mại, nhưng khi bất ổn gia tăng trên thế giới, chúng tôi nhận thấy thương mại trở nên nhạy cảm hơn”, Stela Rubinova, nhà kinh tế nghiên cứu của WTO, nói.
Một số nhà kinh tế lưu ý xu hướng Mỹ giảm thương mại với Trung Quốc có thể không rõ ràng như dữ liệu song phương cho thấy. Đó là bởi vì giống như Hisun, nhà sản xuất xe địa hình của Trung Quốc, một số công ty đa quốc gia đã chuyển một phần hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và sang các nước khác nhưng vẫn tiếp tục tìm nguồn cung ứng một số nguyên liệu thô và linh kiện từ Trung Quốc.
Trong các trường hợp khác, các công ty có thể chỉ đơn giản chuyển hàng hóa thực sự được sản xuất tại Trung Quốc qua các nước khác để tránh thuế quan của Mỹ. Số liệu thống kê thương mại của Mỹ không ghi nhận những sản phẩm như vậy đến từ Trung Quốc, dù một phần đáng kể giá trị của chúng được tạo ra ở đó.
Caroline Freund cho rằng mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung “chắc chắn đang bị suy giảm, nhưng không nhiều như số liệu thống kê chính thức cho thấy”.
Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị rõ ràng đang thúc đẩy các công ty đa quốc gia tìm đến các thị trường khác để thành lập nhà máy, đặc biệt là những thị trường có chi phí thấp và mối quan hệ thương mại ổn định với Mỹ, như Mexico.
Theo Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển giảm 9% trong năm 2023 thì dòng đầu tư này sang Mexico lại tăng 21%.