Khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
Khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
Với định mức hỗ trợ như trên, Bộ Xây dựng chỉ rõ yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ như sau:
- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
- Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy, cụ thể:
+ “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tổng, bê tổng cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ.
+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc.
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tổng cốt thép, lợp ngói.
Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tổng cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.
Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
Căn cứ Điều 1, Điều 3 và Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD, đối tượng thuộc diện hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm.
- Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác;
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền - móng, khung - tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).
(2) Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.
(3) Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội khác.
Thứ tự ưu tiên hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BXD như sau:
- Ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:
- Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD, để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở thì hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện một số công việc sau:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có nhu cầu), đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
- Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây mới hoặc sửa chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên để thống nhất phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Trên đây là quy định về mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.
(Báo Quảng Ngãi)- Thành phố Quảng Ngãi thực hiện tốt công tác chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua đó, giúp các gia đình có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.
Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết
Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nên ông Phạm Bạn (89 tuổi), ở thôn An Đạo, xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi) sống trong ngôi nhà cấp 4 dột nát suốt nhiều năm. Thấu hiểu hoàn cảnh của ông Bạn, đầu năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tịnh Long đã hỗ trợ ông 10 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” cấp xã để xây dựng nhà ở. Cùng với đó, chính quyền xã Tịnh Long đã huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ ông Bạn 14 triệu đồng. Từ số tiền này, cộng với kinh phí do người thân, họ hàng đóng góp, ông Bạn sửa chữa nhà vào tháng 3/2024. "Tôi sống cùng con gái bị bệnh tâm thần. Mỗi tháng, hai cha con được nhận trợ cấp xã hội hơn 1,2 triệu đồng. Với số tiền này, hai cha con tằn tiện lắm cũng chỉ đủ tiền mua rau, cá qua ngày. Vậy nên, nếu không được Nhà nước và các nhà hảo tâm giúp đỡ, hai cha con tôi không thể nào có được một ngôi nhà được sửa chữa kiên cố như hôm nay", ông Bạn xúc động nói.
Hơn nửa năm kể từ ngày về nhà mới, chị Bùi Thị Hiền, ở thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây (TP.Quảng Ngãi) bồi hồi bảo, nhờ được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, mẹ con tôi mới có cơ hội được sống trong ngôi nhà kiên cố. Là mẹ đơn thân nuôi con nhỏ, thường xuyên bị đau ốm, không có nghề nghiệp ổn định nên chị Hiền không có điều kiện xây dựng nhà ở. Trước hoàn cảnh của chị Hiền, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tịnh Ấn Tây đã hỗ trợ chị 40 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo”. Từ sự trợ giúp kịp thời, thiết thực này, các anh em trong gia đình và họ hàng, hàng xóm của chị Hiền hỗ trợ vật liệu xây dựng, ngày công để chị dựng nhà ở. Sau 3 tháng xây dựng, đến cuối tháng 3/2024, ngôi nhà cấp 4 khang trang đã hoàn thành trong niềm hạnh phúc của mẹ con chị Hiền. Chị Hiền chia sẻ, từ sự hỗ trợ của Nhà nước và người thân, tôi được tiếp thêm động lực để phát triển kinh tế, phấn đấu chăm lo cho con có cuộc sống đủ đầy hơn.
Linh hoạt trong huy động nguồn lực Không chỉ hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xây dựng nhà ở từ Quỹ “Vì người nghèo”, hệ thống chính trị các cấp ở TP.Quảng Ngãi đã tích cực vào cuộc, huy động tối đa các nguồn lực cho công tác này. Nhờ đó, nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được xây dựng và trao cho người dân theo kiểu “chìa khóa trao tay”, để các hộ nghèo, cận nghèo không phải bỏ thêm chi phí.
Trong ngôi nhà đại đoàn kết còn thơm mùi sơn mới, anh Hạ Đức Ba, ở thôn Mỹ Lệ, xã Tịnh Châu (TP.Quảng Ngãi) cho biết, năm nay là năm đầu tiên tôi lo cúng giỗ cho cha trong ngôi nhà khang trang, kiên cố. Cha mẹ đều đã qua đời, anh Ba một mình gồng gánh mưu sinh để lo cho 2 người chị bị bệnh tâm thần. Không có nghề nghiệp ổn định, kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, nên anh Ba cùng 2 chị sống trong cảnh thiếu trước hụt sau. Ngôi nhà cấp 4 của gia đình anh Ba xuống cấp từ lâu nhưng không có tiền để sửa chữa, xây mới.
Đầu năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tịnh Châu đã hỗ trợ anh 20 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo”. Cùng với đó, địa phương đã vận động doanh nghiệp tài trợ thêm 100 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí 120 triệu đồng này, anh Ba đã xây dựng được căn nhà mơ ước cho mình và 2 chị gái mà không cần phải vay mượn thêm. “Với hoàn cảnh của tôi, nếu chỉ được hỗ trợ 20 triệu đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” thì tôi không thể nào xoay xở thêm kinh phí để xây dựng nhà. Tôi vô cùng biết ơn khi được chính quyền địa phương lo trọn gói kinh phí để xây nhà”, anh Ba chia sẻ.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Quảng Ngãi Phạm Phới cho biết, trong 5 năm (2019 - 2024), hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn TP.Quảng Ngãi đã vận động Quỹ "Vì người nghèo” khoảng 9,5 tỷ đồng; tiếp nhận hơn 2,8 tỷ đồng từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo" của tỉnh. Đồng thời, vận động được hơn 32 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội. Từ đó, đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa hơn 260 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương và hỗ trợ hàng nghìn gia đình phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo, cận nghèo từng bước vươn lên trong cuộc sống.
Không chỉ trường hợp gia đình anh Hạ Đức Ba được chính quyền xã Tịnh Châu tập trung huy động từ nhiều nguồn lực để lo toàn bộ chi phí xây dựng nhà, mà trước đó, từ năm 2021 - 2023, địa phương cũng huy động các tổ chức, cá nhân hơn 300 triệu đồng hỗ trợ 3 hộ nghèo của địa phương xây nhà mới. Trong ngôi nhà đại đoàn kết khang trang, bà Đặng Thị Bộ, ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu cho biết, toàn bộ chi phí xây dựng nhà, tôi được Nhà nước lo. Kể từ khi có nhà mới, tôi có chỗ để mở quán bánh xèo kiếm sống, nâng cao thu nhập. Kinh tế gia đình nhờ đó đỡ chật vật hơn.
Nhà cũ dột nát, không đảm bảo an toàn vào mùa mưa bão, nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nên bà Bộ không có điều kiện xây nhà mới. Năm 2022, bà Bộ được chính quyền địa phương kết nối với các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tài trợ toàn bộ chi phí xây nhà với khoảng 160 triệu đồng. Từ sự linh hoạt, năng động trong huy động các nguồn lực, chính quyền địa phương đã giúp bà Bộ giải quyết được khó khăn về nhà ở mà không phải vay mượn thêm để xây dựng nhà.