Nghỉ phép (hay nghỉ phép năm hoặc số ngày nghỉ hằng năm) là một trong những quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng trong một năm khi làm việc cho một doanh nghiệp, hay tổ chức. Tùy vào quy định của mỗi doanh nghiệp, tính chất công việc mà người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khác nhau.
Nghỉ phép (hay nghỉ phép năm hoặc số ngày nghỉ hằng năm) là một trong những quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng trong một năm khi làm việc cho một doanh nghiệp, hay tổ chức. Tùy vào quy định của mỗi doanh nghiệp, tính chất công việc mà người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khác nhau.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu đối với người về hưu trước tuổi. Theo đó, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% thì phải đủ điều kiện về tuổi đời như sau:
Riêng trường hợp người lao động đã có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì không kể tuổi đời.
Theo quy định mới tại Bộ luật lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Quy định tại khoản 4, Điều 113, Bộ Luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động được biết. Trong đó:
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.
Thời gian nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cụ thể như sau:
"Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, Tết.
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định nêu trên, khi người sử dụng lao động từ chối yêu cầu nghỉ phép năm của nhân viên không đúng quy định sẽ bị phạt tiền:
- Từ 10 - 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.
- Từ 20 - 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
Bộ luật Lao động 2019 - quy định rõ về thời gian nghỉ trong giờ làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe, tăng cường hiệu suất và giúp người lao động có thời gian phục hồi trong suốt ca làm...
1. Quy định về thời gian nghỉ trong giờ làm việc theo luật lao động
Căn cứ Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian nghỉ trong giờ làm việc như sau:
(i) Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
(ii) Ngoài thời gian nghỉ quy định tại mục (i) người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Tóm lại, thời gian nghỉ trong giờ làm việc đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong ngày được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục; nếu làm việc ban đêm, được nghỉ ít nhất 45 phút. Với ca làm việc liên tục từ 6 giờ trở lên, thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
- Trường hợp người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác (theo Điều 110 Bộ luật Lao động 2019).
- Đối với các công việc có tính chất đặc biệt sẽ do các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật Lao động 2019. Các công việc có tính chất đặc biệt bao gồm:
(i) Thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.
(iii) Trong lĩnh vực công nghệ.
(iv) Sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân.
(v) Ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần.
(vi) Tin học, công nghệ tin học.
(vii) Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.
(xi) Công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
(xii) Công việc phải thường trực 24/24 giờ.
(xiii) Các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
(Theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2019)
Quy định về thời gian nghỉ trong giờ làm việc theo luật lao động (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
2. Điều kiện để công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ
Căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ 03 yêu cầu sau đây:
(i) Phải được sự đồng ý của người lao động.
(ii) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
(iii) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại Mục 3.
3. Các trường hợp được làm thêm quá 300 giờ/năm
Căn cứ khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, công ty được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
(i) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
(ii) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
(iii) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
(iv) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
(v) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)
- Chỉ được tuyển dụng vào làm các công việc nhẹ theo danh mục của Bộ lao động thương binh xã hội quy định.
- Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người lao động.
- Khi tuyển dụng phải có giấy khám sức khoẻ của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khoẻ phù hợp công việc; tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
- Phải thông báo bằng văn bản về Sở lao động thương binh xã hội nơi cơ sở đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày từ ngày bắt đầu tuyển dụng vào làm việc.
- Hằng năm, báo cáo việc sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động về Sở Lao động thương binh và xã hội.